Vào nội dung chính
PHÁP

Pháp: Bốn cựu kháng chiến quân được đưa vào điện Pantheon

Điện Panthéon, một công trình kiến trúc lịch sử nổi tiếng ngay lòng thủ đô Paris, nơi yên nghỉ của những danh nhân nước Pháp, sắp tiếp nhận thêm di hài của bốn kháng chiến quân kỳ cựu, theo quyết định của Tổng thống François Hollande .

Điện Panthéon, một công trình kiến trúc lịch sử nổi tiếng và là nơi yên nghỉ của 71 nhân vật tiếng tăm trong lịch sử nước Pháp.
Điện Panthéon, một công trình kiến trúc lịch sử nổi tiếng và là nơi yên nghỉ của 71 nhân vật tiếng tăm trong lịch sử nước Pháp. wikipedia
Quảng cáo

Thông báo này được tổng thống Pháp công bố hôm nay 21/02/2014 nhân lễ tưởng niệm long trọng hơn 1000 chiến sĩ bị Đức Quốc xã hành quyết trong Đệ Nhị thế chiến tại đồi Valérien, nằm cách Paris vài cây số về phía Tây.

Một nguồn tin chính phủ xác nhận đích thân tổng thống Pháp đã chọn bốn gương mặt kháng chiến quân nổi bậ,t trong đó có hai nhân vật là nữ, bao gồm : nhà dân tộc học - bà Germaine Tillion, cháu gái của tướng De Gaulle – bà Geneviève de Gaulle-Anthonioz, một cựu lãnh đạo kháng chiến quân là Pierre Brossolette và cố Bộ trưởng Giáo dục Jean Zay. 

Theo đánh giá của AFP, việc vinh danh hai nhân vật nữ giới vào điện Panthéon cho thấy ông Hollande rất mong muốn tăng số gương mặt nữ tại đây. Trong số 71 nhân vật tên tuổi được an nghỉ tại điện Panthéon cho đến giờ chỉ có hai người phụ nữ có được vinh hạnh trên là nhà vật lý học – bà Marie Curie và bà Sophie Berthelot, với tư cách là phu nhân của nhà hóa học Marcelin Berthelot. 

Bốn nhân vật được chọn vào điện Panthéon lần này nằm trong số những kháng chiến quân kiên cường trong thời kỳ nước Pháp bị Đức xâm chiếm. Những người này từng bị Đức Quốc xã bắt giam và đưa vào trại tập trung Ravensbruck tại Đức, như trường hợp nhà dân tộc học Germaine Tillion và cháu gái tướng De Gaulle. Riêng hai người còn lại đã hy sinh trong thời kỳ kháng chiến. Pierre Brossolette, một nhà báo và nhà đấu tranh xã hội, đã nhảy cửa sổ tự vẫn để bảo vệ các bí mật.

Cuối cùng là ông Jean Zay. Ông được cả xã hội Pháp đánh giá cao vì những đóng góp quan trọng cho ngành giáo dục nước nhà khi ông còn là Bộ trưởng Giáo dục của Mặt trận bình dân. Jean Zay đã bị lực lượng dân quân theo Đức Quốc xã sát hại vào năm 1944.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.