Vào nội dung chính
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - CANCUN

Thượng đỉnh Cancun: Đàm phán căng thẳng

Hội nghị về khí hậu bước vào tuần lễ thứ hai với sự tham dự của khoảng 190 bộ trưởng môi trường các nước. Các chính khách này đã đến Cancun, thành phố du lịch của Mêhicô từ đêm qua, 04/12/2010, với buổi dạ tiệc chiêu đãi. Trong khi đó tại hội trường, không khí mỗi lúc mỗi « nóng lên ».

Tổng thống Mêhicô Felipe Calderon đọc diễn văn khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Cancun, 29/11/2010
Tổng thống Mêhicô Felipe Calderon đọc diễn văn khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Cancun, 29/11/2010 Ảnh: Reuters
Quảng cáo

Vấn đề then chốt là tương lai của Nghị định thư Kyoto. Một số nước công nghiệp như Canada, Nhật Bản, Nga tỏ thái độ dè dặt hoặc công khai chống đối, nếu những quốc gia gây ô nhiễm mà đứng đầu là Trung Quốc không chịu cam kết tuân thủ.

Để giải quyết bế tắc, đại diện Liên Hiệp Quốc đặc trách khí hậu Christina Figueres kêu gọi các bên thỏa hiệp.

Thông tín viên Patrice Gouy từ Mehico phân tích:

"Tại Cancun, các nhà thương thuyết bắt đầu gân cổ. Canada là trung tâm của vụ tranh cãi vì công khai từ chối thi hành giai đoạn hai của Nghị định thư Kyoto chống hiệu ứng nhà kính. Canada giải thích là biện pháp này vô ích nếu chỉ có các quốc gia công nghiệp thi hành còn Trung Quốc , Ấn Độ và Brazil không thêm nỗ lực.

Lập trường của chính phủ Ottawa đã gây ra một cơn địa chấn tại hội trường. Trong lúc nhiều nước tìm cách cứu nguy thượng đỉnh bằng cách chấp thuận một loạt các biện pháp nhỏ với hy vọng đưa đến một sự đồng thuận lớn hơn thì Canada gây khó khăn.

Tin này làm giới bảo vệ môi trường nổi giận. Trong các phái đoàn, người ta than phiền Canada thiếu nghiêm túc. Trước đó, giới bảo vệ môi trường nghĩ rằng Canada sẽ bắt chước Hoa Kỳ, giữ thái độ khiêm tốn để không làm tổn hại đến tiến trình đàm phán đang rất gay go.

Đại diện Liên Hiệp Quốc Christina Figueres tuyên bố là các thành viên không nên làm hỏng nền tảng mong manh cho phép mọi quốc gia hành động chung. Mọi nước phải góp phần vào nỗ lực mà bà gọi là « phép nhiệm mầu dẫn đến một thỏa thuận chính trị đa phương ».

Tại Cancun, ba nước Canada , Nhật và Nga có khả năng bị thế giới quy buộc là những quốc gia chịu trách nhiệm làm tiến trình đàm phán chậm chạp".

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.