Vào nội dung chính
Tạp chí kinh tế

Giới hạn của chính sách gia công

Đăng ngày:

Chiến lược thuê và nhận gia công là những tiến trình không thể đảo ngược của một nền kinh tế toàn cầu. Nhưng vụ gián điệp công nghiệp ở tập đoàn xe hơi Renault của Pháp, hay dịch vụ hỗ trợ khách hàng sử dụng internet mà tập đoàn France Telecom đã trao hẳn cho Tunisia bị gián đoạn vì bạo loạn tại quốc gia châu Phi này là cơ hội để nhiều nguời nêu lên câu hỏi : đâu là những giới hạn của chính sách « thuê ngoài » các dịch vụ hay gia công một phần các khâu sản xuất ?

Gia công tại Trung Quốc không chỉ giới hạn ở ngành công nghiệp dệt may
Gia công tại Trung Quốc không chỉ giới hạn ở ngành công nghiệp dệt may Reuters
Quảng cáo

Vụ gián điệp công nghiệp ở hãng xe hơi Renault đang bước vào giai đoạn gay cấn : công cuộc điều tra còn đang được tiến hành, hãng xe hàng đầu của Pháp đệ đơn kiện vì một số thông tin mật liên quan đến đề án chế tạo xe hơi chạy bằng điện của Renault bị « thất thoát ». Các phương tiện truyền thông tiết lộ là một hãng gia công của Renault đã đứng ra làm trung gian để chuyển các thông tin mật của Renault đến « một khách hàng nước ngoài ». Và theo một số nguồn tin thông thạo thì khách hàng nước ngoài đó dường như là tập đoàn điện lực China Power Grid Corporation của Trung Quốc.

Trong trường hợp của Renault các lãnh đạo cao cấp nhất của tập đoàn cố tìm cách trấn an các cổ đông, khẳng định là bí mật chung quanh kỹ thuật mới để chế tạo bình ắc –qui của loại xe điện sắp được tung ra thị trường, còn được giữ kín. Tuy vậy, do đây là một công trình nghiên cứu chung giữa Renault và đối tác Nhật Bản Nissan cho nên nhiều nhà quan sát cho rằng, giữa Renault và Nissan sẽ có một mối nghi kỵ lẫn nhau.

Trụ sở tập đoàn Renault-Boulogne Billancourt
Trụ sở tập đoàn Renault-Boulogne Billancourt Reuters

Thêm vào đó « bí mật » của Renault cũng khó có thể được vẹn toàn khi biết rằng tại trung tâm nghiên cứu Guyancourt, ngoại ô Paris, nơi 12000 người lui tới hàng ngày và Renautl khó có thể kiểm soát được tất cả những trao đổi giữa các chuyên gia với cả trăm công ty gia công cho Renault.

Đối với các dịch vụ như viễn thông, ngân hàng, tin học, kế toán thì khác : tập đoàn France Telecom cũng như các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động từ nhiều năm nay đã chọn di dời khâu hỗ trợ khách hàng sang hẳn một nước đang phát triển mà điển hình là Tunisia hay Maroc. 9% khách hàng của France Telecom tại Pháp cần được trợ giúp về mặt kỹ thuật trên thực tế đối thoại với các kỹ thuật viên đang ngồi từ thủ đô Tunis. Đợt bạo động tuần qua tại Tunisia đã ảnh hưởng tới từ 5 cho đến 15% các hoạt động của France Telecom. Ngày nay, là chủ một chương mục ngân hàng tại Société Générale hay BNP Paris Bas khi cần được trợ giúp qua điện thoại, người đối thoại với bạn ở bên kia đầu dây thường đang ngồi tại Ấn Độ hay Maroc.

Một công trình nghiên cứu được cơ quan chuyên về kế toán Grant Thornton và viện thăm dò dư luận Ipsos thực hiện cho biết có đến 20 % các doanh nghiệp của Pháp đã thuê hẳn một dịch vụ để chuyên lo làm phiếu lương cho nhân viên, và 10% khác đang tính đến khả năng này. Lý do đưa ra là để giúp cho các công ty thuê gia công, nhẹ gánh về mặt hành chính, khỏi phải bận tâm với các thủ tục bàn giấy rườm rà. Duy trì một đội ngũ chỉ chuyên lo về vấn đề lương bổng cho nhân viên thì rất tốn kém, trong lúc đó nếu thuê hẳn một dịch vụ bên ngoài chỉ để lo về khoản này, thì giá thành sẽ chỉ là 9euro/phiếu lương.

Nói một cách nôm na, thuê gia công đem về rất nhiều lợi ích, cả đối với khẩu sản xuất lẫn dịch vụ : chính sách này cho phép một tập đoàn lợi dụng giá rẻ lao động, nâng cao hiệu quả và năng suất cũng như về mặt chất lượng và qua đó là để dễ dàng chạy theo lợi nhuận.

Đối với một quốc gia công nghiệp phát triển mà điển hình là các nước Âu Mỹ, thì thuê ngoài một số các khâu sản xuất hay các dịch vụ như vừa nói sẽ cho phép các tập đoàn của phương Tây tập trung vào các khâu nghiên cứu, để cho ra đời những phát minh, những kỹ thuật cao cấp hơn.

Thế nhưng, mặt trái của chiếc mề đay là với thời gian, tiến trình chuyển giao công nghệ đó làm lu mờ tầm mức chiến lược của một lĩnh vực kinh tế nhất định. Đó là chưa kể đến đe dọa chiến lược này làm suy yếu mạng lưới công nghiệp của một quốc gia. Điều này lại càng trở nên nhức nhối đối với công luận trong bối cảnh mà các nền kinht ế phát triển đang lâm vào khủng hoảng như hiện nay và thị truờng lao động tại các quốc gia này liên tục bị xấu đi.

Chính sách thuê gia công đã được áp dụng từ nhiều thập niên nay, và nhờ vậy mà nền kinh tế chậm phát triển đã cất cánh thế nhưng đối với các nước thuê gia công, cũng như là đối với các nơi nhận gia công, mô hình này cũng có những giới hạn của nó, như phân tích sau đây của nhà nghiên cứu Trần Bình tại bang Minnesota, Hoa Kỳ. Trước hết ông Bình giải thích về những lợi thế đối với một quốc gia phát triển khi đi thuê gia công ở một nước kém phát triển hơn :

09:22

Chuyên gia kinh tế Trần Bình-Hoa Kỳ

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.