Vào nội dung chính
YEMEN

Đối lập Yemen tiếp tục bác bỏ kế hoạch hòa giải

 Tại Yemen, tình hình lại bế tắc, giới lãnh đạo phong trào chống đối chế độ của Tổng thống Saleh đã bác bỏ kế hoạch của nhóm trung gian các nước Vùng Vịnh. Họ đòi ông Saleh phải ra đi tức khắc. 

Các sĩ quan quân đội Yemen gia nhập hàng ngũ những người biểu tình tại Sanaa ngày 24/4/11 đòi Tổng thống Ali Abdullah Saleh phải ra đi.
Các sĩ quan quân đội Yemen gia nhập hàng ngũ những người biểu tình tại Sanaa ngày 24/4/11 đòi Tổng thống Ali Abdullah Saleh phải ra đi. Reuters
Quảng cáo

Khủng hoảng chính trị gây bạo động ở Yemen tưởng chừng đã tìm ra giải pháp hôm qua 23/4, khi Tổng thống Saleh chấp nhận kế hoạch của các nước Vùng Vịnh, dự kiến ông ra đi trong 30 ngày tới đây, sau khi chuyển giao quyền hành lại cho Phó tổng thống, và tổ chức bầu cử trong thời hạn 60 ngày. Kế hoạch cũng đề xuất là các cuộc biểu tình phải chấm dứt.

Phe đối lập ở Quốc hội, gọi là Mặt Trận Chung, cũng đã chấp nhận đề xuất của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh, (CCG), chỉ trừ một điểm, đó là việc thành lập một chính phủ hòa giải với sự tham gia của ông Saleh. Tổng thống Obama hôm qua cũng đã hoan nghênh kế hoạch trên và khuyến cáo các bên thực hiện "nhanh chóng" bước chuyển tiếp chính trị.

Tuy nhiên lãnh đạo phong trào chống đối chính phủ vào hôm nay 24/4 cho biết họ không chấp nhận một kế hoạch không ép Tổng thống Saleh ra đi ngay tức khắc. Một lãnh đạo phong trào biểu tình ở Đại học Sanaa, ông Al Youssoufi trả lời AFP, cho biết có đồng thuận trong việc bác bỏ kế hoạch của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh. Phe chống đối đã biểu tình cho đến khuya để tỏ thái độ chống đối.

Tại thành phố lớn thứ nhì của Yemen, Taez, al-Wafi, một lãnh đạo phong trào khẳng định thanh niên chỉ chấp nhận có một điều : ông Saleh ra đi tức khắc, họ không muốn một cuộc thương lượng nào khác cả.

Khủng hoảng chính trị và biểu tình bạo động đã kéo dài tại Yemen từ tháng Giêng, làm cho ít nhất 130 người thiệt mạng.

Đàn áp tiếp diễn tại Syria

Có ít nhất 13 người thiệt mạng hôm qua nhân đám tang nạn nhân chết hôm thứ Sáu, tại các thành phố Izra’a, Deera, và ở ngoại ô thủ đô Damas.

Tổng thống Syria đã từng tuyên bố chấm dứt đàn áp, cho phép biểu tình ôn hòa, nhưng theo các nhân chứng thì cảnh sát hôm qua vẫn nổ súng vào đám đông tiễn đưa nạn nhân bị thiệt mạng trong cuộc biểu tình.

Để phản đối hành động đàn áp trên, hai dân biểu của thành phố Deera đã từ chức hôm qua. Đây là một hành động chứ từng thấy từ trước đến nay.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.