Vào nội dung chính
Tạp chí kinh tế

Hoa Kỳ : Bội chi quá nặng, mang nợ quá nhiều

Đăng ngày:

Lần đầu tiên công ty thẩm định tài chính Standard&Poors nêu lên khả năng hạ điểm mức độ đáng tin cậy của trái phiếu Hoa Kỳ vào năm 2013. Cảnh báo trên đây sẽ không còn là một lời đe dọa nếu như trong hai năm tới, chính phủ Mỹ không đưa ra các kế hoạch cắt giảm chi tiêu để điều chỉnh lại các khoản thâm hụt ngân sách của chính quyền Liên bang và không giải quyết bới khoản nợ công.

STANDARD AND POOR S
STANDARD AND POOR S Reuters
Quảng cáo

Thâm hụt ngân sách của chính quyền Liên bang Hoa Kỳ trong năm 2011, lần đầu tiên từ năm 1945 phá kỷ lục : lên tới 1 500 tỷ đô la, tương đương với 10% tổng sản phẩm nội địa của siêu cường kinh tế số 1 trên thế giới. Cùng lúc, tổng số nợ của nhà nước đã lên tới 15 000 tỷ đô la tức là vừa bằng 100% GDP của nước Mỹ.

Căn cứ trên kịch bản kinh tế Hoa Kỳ trong ba năm tới, liên tục tăng trưởng với tốc độ 3% một năm theo thẩm định của Standard&Poors bội chi ngân sách của Mỹ sẽ dao động ở mức 6% vào năm 2013 và tổng số nợ của chính quyền liên bang thì sẽ tương đương với 84% GDP và điều đó cho thấy là trong ngắn hạn, kinh tế Mỹ không bị đe dọa mất khả năng thanh toán. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như chính quyền Obama không tìm được đồng thuận với phe đối lập trên vấn đề giảm bội chi ngân sách cho tài khóa 2012 ?

Ngày 18/4/11, Standard&Poors đe dọa hạ điểm mức độ an toàn của trái phiếu dài hạn của Mỹ đang từ mức « ổn định » xuống còn « tiêu cực » vì hai lý do : thứ nhất bội chi ngân sách của Hoa Kỳ đã lên quá cao, tương đương với 10 % GDP và thứ hai là Standard&Poors lo ngại cuộc đọ sức giữa Nhà Trắng và phe đối lập kéo dài thời gian để Hoa Kỳ bắt đầu thực hiện các biện pháp giảm chi tiêu và giảm bớt mức nợ công.

Tại sao công ty thẩm định tài chính Standard&Poors lại tung ra lời cảnh cáo như trên vào thời điểm này ? Đâu là những hậu quả đối với nước Mỹ nến Standard&Poors thực sự hạ điểm tín nhiệm với công trái của Hoa Kỳ ? Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa từ California phân tích nguyên nhân và hâụ quả của việc Standard&Poors giảm mức độ tin cậy vào các khoản nợ của Chú Sam.

10:25

Nguyễn Xuân Nghĩa-Hoa Kỳ

Trên thực tế, có thể nói là lời cảnh báo của Standard&Poors không chỉ nhắm vào nước Mỹ mà còn nhắm tới cả nhiều quốc gia đang mang nặng nợ nần. Đối với cá nhân Hoa Kỳ thì có lẽ đe dọa của Standard&Poors vô hình chung đã tạo thêm áp lực để đảng đối lập Cộng Hòa phải nhượng bộ với bên hành pháp.

Nhưng nhìn rộng ra hơn, thì Standard&Poors đã nêu lên một thực tế : trong ba năm qua, tức từ khi khủng hoảng toàn cầu mở màn hồi tháng 9/2008 Hoa Kỳ nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung ngày càng mắc nợ nhiều hơn. Điều đó chứng tỏ là khủng hoảng tài chính 2008 vẫn chưa đi qua.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.