Vào nội dung chính
DÂN CHỦ

Nhà nước Pháp trị : Trung Quốc và Nga đứng cuối bảng

Theo kết quả điều tra hàng năm về nhà nước pháp quyền trên thế giới, Thụy Điển và Na Uy đứng đầu bảng, trong khi Trung Quốc bị xem là « quá yếu » còn Nga thì còn « nhiều khiếm khuyết ». Hoa Kỳ được ghi điểm tốt, nhưng bị phê phán còn tồn tại cách biệt giàu nghèo trước công lý.

Cảnh sát Nga bắt giữ một nhà đối lập biểu tình chống chính phủ ngày 12/6/2011.
Cảnh sát Nga bắt giữ một nhà đối lập biểu tình chống chính phủ ngày 12/6/2011. Reuters
Quảng cáo

World Justice Project Rule of Law Index hay Chỉ số của Nhà nước Pháp trị trên Thế giới, một cơ quan phi chính phủ do nhà tỷ phú Bill Gates tài trợ vừa công bố tại Washington bản phúc trình hàng năm vào ngày hôm nay 13/06/2011.

Trong số 66 quốc gia được chấm điểm ( không có Việt Nam trong danh sách ) theo các tiêu chuẩn như trình độ trách nhiệm của chính phủ, quyền lợi công dân trước tòa án, bảo vệ các quyền công dân và hiệu năng của bộ máy chống tội ác và tham những, thì hai nước Bắc Âu là Thụy Điển và Na Uy đứng đầu danh sách.

Theo lời bà Hongsia Liu, giám đốc của chương trình nghiên cứu này, bước đường tiến tới một nhà nước pháp trị là một thử thách thường trực của mỗi quốc gia và là một tiến trình đang được thực hiện.

Trong trường hợp Trung Quốc, bản báo cáo thẩm định là quốc gia khổng lồ Á châu này đã thực hiện được nhiều tiến bộ về phẩm chất và hiệu năng cũng như trách nhiệm ở một số định chế nhà nước.

Tuy nhiên, chỉ số về các quyền căn bản của công dân còn quá yếu, kể cả quyền thành lập công đoàn độc lập, Trung Quốc đứng hàng thứ 61 trên 66. Bắc Kinh cũng cần phải cải tiến về tính độc lập của tư pháp. Về quyền tự do tập họp và tự do ngôn luận, Trung Quốc đứng hạng chót.

Ngược lại Ấn Độ được khen ngợi trong lãnh vực tự do ngôn luận. Vấn đề của Ấn Độ là tình trạng « cồng kềnh » của guồng máy hành chánh tiếp tục gây hệ quả tiêu cực.

Trong số 4 quốc gia trong nhóm BRIC (2010), Nga là chế độ bị nhiều điểm thấp nhất, đứng hạng 66 trên 66 nước. Các định chế của Nga mang bản chất tham nhũng, không bị trừng phạt và bị chính trị chi phối.

Về phần các nước đang vươn lên, Iran đứng vào hạng đèn đỏ trong chỉ số bảo vệ quyền công dân. Còn Venezuela của Hugo Chavez thì đứng chót trong chỉ số « cân bằng quyền lực và trách nhiệm của chính phủ ».
 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.