Vào nội dung chính
KHỦNG HOẢNG LIBYA

Nato bị chia rẽ về chiến dịch quân sự tại Libya

Hôm qua, nước Ý chính thức kêu gọi ngừng bắn tại Libya. Yêu cầu này ngay lập tức bị Pháp và Liên minh Bắc Đại tây dương (Nato) bác bỏ. Sự kiện này cho thấy, bắt đầu có sự chia rẽ nghiêm trọng trong nội bộ khối Nato về chiến dịch quân sự của Libya.

Tên lửa dự trữ trên chiến hạm Ý Giuseppe Garibaldi, tham gia vào chiến dịch của Nato tại Libya, 15/6/2011.
Tên lửa dự trữ trên chiến hạm Ý Giuseppe Garibaldi, tham gia vào chiến dịch của Nato tại Libya, 15/6/2011. AFP/ MARCELLO PATERNOSTRO
Quảng cáo

Ngoại trưởng Ý, ông Franco Frattini, nói rõ việc ngưng các hoạt động quân sự tại Libya là đặc biệt quan trọng để có thể bắt đầu một sự trợ giúp khẩn cấp cho đất nước này, nơi mà xung đột không ngớt từ 4 tháng qua.

Pháp phản đối việc ngừng bắn, vì cho rằng nó sẽ tạo cơ hội cho phe ông Kadhafi có thời gian tổ chức lại đội quân của mình.

Từ Bruxelles, tổng thư ký Nato khẳng định : "Liên quân sẽ tiếp tục chiến dịch tại Libya với mục tiêu tránh cho nhiều thường dân khác phải thiệt mạng".

Italia là nước, mà Nato đặt tổng hành dinh, và cũng là nơi có nhiều căn cứ không quân của Liên minh. Máy bay của Nato tham chiến ở Libya đều xuất phát từ đây.

Việc Roma tố cáo các cuộc không kích của Nato gây nhiều tổn thất cho dân thường và kêu gọi ngừng can thiệp quân sự tại Libya đi ngược lại mục tiêu của Liên minh, là tiếp tục can thiệp cho đến khi ông Kadhafi ra đi.

Trên phương diện ngoại giao, chính quyền của phe nổi dậy, Hội đồng Quốc gia lâm thời đã được Đan Mạch công nhận như " đại diện chính thức" của người dân Libya. Tính đến nay, tổng cộng đã có 15 quốc gia công nhận CNT. Chính phủ lâm thời cũng được Trung Quốc coi như một " bên đối thoại quan trọng".

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.