Vào nội dung chính
LIBYA

Tripoli khẳng định đang thương lượng với phe nổi dậy

Theo Reuters, hôm nay phát ngôn viên của chính phủ Kadhafi, ông Moussa Ibrahim, cho biết các đại diện của chính phủ Libya đã nhiều lần gặp các lãnh đạo phe nổi dậy để đàm phán tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình. Các cuộc gặp này đã diễn ra tại thủ đô nhiều nước khác nhau, cụ thể là Ý, Ai Cập, Na Uy.

土耳其外长艾哈迈德•达武特奥卢7月3日会见利比亚“全国过渡委员会”主席穆斯塔法•阿卜杜勒—贾利勒.
土耳其外长艾哈迈德•达武特奥卢7月3日会见利比亚“全国过渡委员会”主席穆斯塔法•阿卜杜勒—贾利勒. 照片来源:路透社REUTERS/Esam Al-Fetori
Quảng cáo

Trong các cuộc tiếp xúc như vậy đều có đại diện của nước sở tại. Cũng theo phát ngôn viên Moussa Ibrahim, các cuộc tiếp xúc tương tự vẫn đang được xúc tiến.

Cũng trong ngày hôm nay, chủ tịch Hội đồng quốc gia lâm thời CNT, Moustafa Abdeljalil tuyên bố dứt khoát rằng : “ Không có cơ hội nào, hiện tại cũng như tương lai, để Kadhafi ở lại Libya”. Đại tá Kadhafi giờ chỉ có một lối thoát là “ rời bỏ quyền lực và đối diện với công lý”. Trước đó, chủ tịch CNT cũng đã đưa ra đề nghị sẽ để cho Kadhafi được yên ổn trong nước nếu từ bỏ quyền lực.

Chính quyền Syria tìm cách kiểm soát lại thành phố Hama

Theo AFP, sau cuộc biểu dương lực lượng của dân chúng với hơn nửa triệu người biểu tình chống tổng thống al Assad hôm thứ sáu, lãnh đạo Syria đã lập tức cách chức tỉnh trưởng Hama. Trước sức mạnh của phe đối lập, chính quyền rút binh lính cùng với thiết giáp đi nơi khác. Nhưng sáng hôm nay, công an và quân đội quay trở lại tìm cách kiểm soát lại tình hình.

Các nhà tranh đấu tại Syria cho biết là từ ngày 03/06/2011 đến nay chính quyền không còn kiểm soát được Hama. Chiến xa và quân đội chỉ đóng ở ngoại ô. Tuy nhiên, sau vụ biểu tình khổng lồ hôm thứ bảy, chính quyền Damas sợ tác động « vết dầu loan », nên một mặt cách chức tỉnh trưởng để cảnh báo những lãnh đạo tỉnh khác và mặt khác ra lệnh cho quân đội quay lại thành phố.

Trên mạng Facebook, hình ảnh thu tại chổ cho thấy từng đoàn xe lực lượng an ninh di chuyển trong thành phố, trong khi dân chúng tỏ ra sôi sục và bất phục tùng chế độ.

Theo các nhà hoạt động nhân quyền Syria, người dân địa phương đã dùng gậy đá ném vào cảnh sát, dựng rào cảng và đốt vỏ xe tạo khói để chống lại lực lượng vũ trang của Damas gởi đến. Một nhân chứng thẩm định là có hơn 200 người đã bị bắt đi .

Một nhà đối lập xin dấu tên cho rằng một số người thân cận của tổng thống al-Assad đã « cố vấn » ông dùng giải pháp quân sự. Nhưng theo ông, mọi đàn áp bằng bạo lực sẽ gây thương vong và làm vết thương cũ tuôn máu trở lại. hậu quả là sẽ không tránh khỏi tạo ra một phong trào quần chúng nổi dậy trên khắp nước để chống chế độ. Tại Hama, cách nay 19 năm, thân phụ của tổng thống đương nhiệm đã một lần cho quân đội đàn áp đẩm máu một phong trào mang tên Huynh đệ Hồi giáo, sát hại hơn 20 ngàn người.

Chế độ Damas tiếp tục đàn áp phong trào đòi dân chủ bất chấp mọi lời cảnh báo quốc tế. Các nước Tây phương tìm cách ra một nghi quyết trừng phạt Syria, nhưng bị Nga cản trở.

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.