Vào nội dung chính
NGA - KHÔNG GIAN

Nga phóng thành công tên lửa Soyouz

Rạng sáng nay, 03/10/2011, vào lúc 00h15’, Nga đã phóng thành công tên lửa Soyouz-2 từ trạm phóng Plessetsk, cách Matxcơva 800 km về phía bắc. Tên lửa có mang theo vệ tinh dẫn đường Glonass-M. Đây là vụ phóng tên lửa Soyouz đầu tiên, kể từ khi phi thuyền Progress M12, chuyên chở nhiều tấn thiết bị và thức ăn cho Trạm Không gian Quốc tế (ISS) bị rơi xuống vùng Siberi.

Tên lửa Soyouz tại trạm phóng phi thuyền Baïkonour 8/7/2011 (AFP)
Tên lửa Soyouz tại trạm phóng phi thuyền Baïkonour 8/7/2011 (AFP)
Quảng cáo

Ngày 24/8/2011 vừa qua, do động cơ bị trục trặc, 325 giây sau khi được phóng đi từ Baikonour (Kazakhstan), phi thuyền Progress đã bị rơi. Sau sự cố này, tất cả vụ phóng tên lửa Soyouz bị đình hoãn, vào lúc Nga có một vai trò chủ chốt trong việc duy trì hoạt động của Trạm Không gian Quốc tế.

Từ tháng Bẩy năm nay, Mỹ đã ngừng hẳn việc sử dụng phi thuyền con thoi và phụ thuộc hoàn toàn vào Nga trong việc tiếp tế cho các nhà nghiên cứu đang làm việc trên Trạm Không gian Quốc tế. Theo kế hoạch, sớm nhất là vào năm 2015, Hoa Kỳ mới có loại phi thuyền mới.

Hệ thống vệ tinh dẫn đường Glanoss do Nga thiết kế và chế tạo để cạnh tranh với hệ thống vệ tinh định vị GPS của Mỹ và Galileo của châu Âu trong tương lai.

Tuy nhiên, Glanoss cũng gặp nhiều thất bại. Tháng 10 năm 2010, ba vệ tinh Glanoss, được phóng đi bằng tên lửa Proton, đã không lên tới được quỹ đạo và rơi xuống Thái Bình Dương. Nguyên nhân chính là khoang chứa nhiên liệu của tên lửa phóng quá nặng. Việc đưa vào khai thác hệ thống vệ tinh Glanoss đã bị chậm lại do sự cố này.

Chuyên gia thiết kế Nikolai Testoiedov, được Interfax trích dẫn, cho biết là từ nay đến cuối năm, Nga sẽ phóng thêm 4 vệ tinh Glanoss.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.