Vào nội dung chính
AFGHANISTAN

10 năm sau cuộc chiến Afghanistan, biểu tình tại Kabul

Cách nay 10 năm, vào ngày 07/10/2001, Hoa Kỳ và đồng minh đã khởi sự cuộc chiến tấn công Afghanistan lật đổ chế độ Hồi giáo cực đoan Taliban. Theo giới quan sát, người dân Afghanistan có thái độ bi quan về tương lai và lo ngại là nội chiến sẽ tái phát sau khi liên quân quốc tế rút khỏi nước này.

Pháo binh Mỹ  tân công một can cứ của quân Taliban tại tỉnh Kuanar
Pháo binh Mỹ tân công một can cứ của quân Taliban tại tỉnh Kuanar REUTERS/Erik De Castro
Quảng cáo

Hôm qua, hàng trăm người ở Kabul đã biểu tình phản đối sự hiện diện của quân đội nước ngoài tại Afghanistan. 

Từ Kabul, thông tín viên của đài RFI Marie Forestier gửi về bài tường trình. 

« Sự oán hận của dân chúng đối với liên quân quốc tế ngày càng tăng. Người dân Afghanistan trách cứ Liên minh Bắc Đại Tây Dương đã không bảo vệ họ. Số dân thường bị thiệt mạng đã tăng 15% trong sáu tháng đầu năm 2011, trong khi đó, 2010 là năm có số người chết cao nhất, kể từ thời kỳ Liên Xô xâm chiếm Afghanistan.

Năm ngoái, hơn 2700 thường dân Afghanistan đã thiệt mạng. Nhìn chung, bạo lực đang lan rộng trên toàn quốc. Chiến sự đã thu hẹp các khu vực được coi là yên ổn. Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc, tại Afghanistan, các « sự cố về an ninh » đã tăng gần 40% trong tám tháng đầu năm nay, so với cùng thời kỳ này năm ngoái.

Trên phạm vi quốc gia, triển vọng giải quyết được cuộc xung đột đã tiêu tan sau một vài tín hiệu mở cửa đối thoại dè dặt. Vào tháng trước, việc ám sát cựu tổng thống Rabbani, người chịu trách nhiệm thương lượng hòa bình với quân Taliban đã làm ngưng trệ tiến trình đàm phán.

Đa số người dân tỏ ra bi quan về tương lai. Người Afghanistan lo ngại nội chiến tái phát khi lực lượng quân sự nước ngoài triệt thoái khỏi nưới này vào năm 2014 và nhiều người dân đã nghĩ đến chuyện phải bỏ nước ra đi ».

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.