Vào nội dung chính
BỈ - KINH TẾ

Nước Bỉ bị hạ điểm tín nhiệm do bế tắc chính trị

Điểm tín nhiệm tài chính của Bỉ rơi từ AA+ xuống còn AA. Cơ quan thẩm định tài chính Mỹ, Standard & Poor's lo ngại vì bế tắc chính trị kéo dài làm tê liệt chính sách tài chính kinh tế của Bruxelles. Hôm qua 25/11/2011, Standard & Poor's đã hạ điểm tín nhiệm của Bỉ chủ yếu do "tình hình chính trị bất ổn" có nguy cơ đè nặng lên chính sách kinh tế của nước này.

S&P hạ điểm tín nhiệm của Bỉ từ AA+ xuống còn AA (Reuters)
S&P hạ điểm tín nhiệm của Bỉ từ AA+ xuống còn AA (Reuters)
Quảng cáo

Theo tính toán của Standard & Poor's trong trường hợp nhà nước Bỉ phải hỗ trợ ngành ngân ngân hàng, nợ công của chính quyền Bruxelles có nguy cơ vượt quá ngưỡng tâm lý 100 % tổng sản phẩm nội địa, thâm hụt ngân sách nhà nước thêm nghiêm trọng.

Vương quốc Bỉ được coi là một trong những nền kinh tế hướng ra nước ngoài nhiều hơn hết cho nên, theo đánh giá của Standard & Poor's Bỉ sẽ bị tác động dây chuyền của khủng hoảng tài chính và kinh tế trong khu vực đồng euro.

Chính phủ Bỉ cần tiết kiệm hơn 11 tỷ euro để giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước xuống còn 3 % trong tài khóa 2012. Tình hình càng trở nên cấp bácy khi biết rằng lãi suất nợ dài hạn 10 năm của Bruxelles đang tiến gần tới ngưỡng 6 %.

Anh Quốc chuẩn bị kịch bản khối euro tan rã

Trong khi đó tại Anh Quốc, Luân Đôn ngày càng công khai đề cập đến khả năng khối euro tan rã. Cách nay hai ngày, một giới chức của Cơ quan Tài chính Anh, cho biết là chính phủ đã yêu cầu giới ngân hàng chuẩn bị đối phó với kịch bản đen tối nhất này.

Hôm đầu tháng, bộ trưởng Tài chính Anh, Osborne là người đầu tiên đã đề cập đến điều cấm kỵ nói trên và sau đó thủ tướng Anh, David Cameron cũng đã xác định lại điều này trước các doanh nhân Anh nhưng không đi sâu vào chi tiết.

Hiện tại các đối tác trong khối euro bảo đảm đến 40 % tổng trao đổi mậu dịch của Anh Quốc. Trong những tháng qua, các ngân hàng Anh đã từng bước bán lại nợ công của các thành viên yếu kém nhất trong khu vực đồng euro, như Hy Lạp, Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha. Nhưng hiện tại bốn ngân hàng lớn nhất của Anh còn đang năm giữ khoảng 46 tỷ euro nợ công của nước Ý.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.