Vào nội dung chính
NGA

Nga cứng giọng với phương Tây về Iran và Syria

Hôm nay 13/1/2012, Bộ Ngoại gia Nga lên tiếng phản đối ý định của phương Tây muốn phong tỏa dầu hỏa Iran và bác bỏ mọi kế hoạch quy mô trừng phạt Syria. Theo giới quan sát, càng gần đến ngày bầu cử tổng thống, chính sách đối ngoại của Nga càng trở nên cứng rắn.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Guennadi Gatilov (RIA - Novosti)
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Guennadi Gatilov (RIA - Novosti)
Quảng cáo

Trả lời hãng thông tấn Interfax vào trưa nay 13/01/2012, thứ trưởng Ngoại giao Nga Guennadi Gatilov tuyên bố : « Ý định của các nước phương Tây muốn gia tăng các biện pháp trừng phạt nhắm vào Iran cũng như khả năng mở chiến dịch quân sự chống lại chế độ nước này có nguy cơ khiến dư luận quốc tế hiểu rằng đó là những hành động có mục đích làm thay đổi chế độ tại Téhéran ».

Hiện tại Nga đã đồng ý trên bốn danh sách các biện pháp trừng phạt Iran của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Nhưng Nga cũng như Trung Quốc dứt khoát không chấp nhận thêm các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Iran. Thứ trưởng Nga cho rằng gia tăng các biện phát từng phạt vào thời điểm này sẽ phản tác động trên hồ sơ hạt nhân Iran.

Hôm đầu tháng, châu Âu và Hoa Kỳ quyết định về nguyên tắc cấm vận dầu lửa Iran. Vào ngày 23/01/2012 Liên Hiệp Châu Âu sẽ công bố thêm một số các biện pháp trừng phạt Téhéran sau khi chính quyền Iran công khai hóa việc sản xuất chất uranium được làm giàu ở mức độ 20% tại cơ sở hạt nhân Fordo, cách thủ đô Téhéran 150 km về phía tây nam.

Đối với một nước đồng minh khác của Nga là Syria, thì Matxcơva cũng đã chặn đứng mọi ý định đưa vấn để Syria ra trước Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc với mục đích lên án chính quyền Damas thẳng tay đàn áp phong trào nổi dậy. Syria là một đồng minh trung thành và cũng là một khách hàng quan trọng mua vũ khí của Nga.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.