Vào nội dung chính
NGA-XÃ HỘI

Nga : Tai tiếng xung quanh việc in hình Staline trên vở học trò

Một cuộc tranh luận đang dấy lên tại Nga từ ngày 31/03/2012 xung quanh việc in hình cố lãnh tụ Liên Xô, Joseph Staline trên vở học trò. Giới bảo vệ nhân quyền coi đây là một sự xúc phạm đối với nạn nhân của chế độ độc tài Staline. 

Người dân ở quê hương Stalin rước ảnh nhà độc tài, nhân kỷ niệm 59 năm ngày mất của Stalin, hôm 5/3/2012.
Người dân ở quê hương Stalin rước ảnh nhà độc tài, nhân kỷ niệm 59 năm ngày mất của Stalin, hôm 5/3/2012. REUTERS/David Mdzinarishvili
Quảng cáo

Trong khuôn khổ chương trình tưởng niệm các « vĩ nhân » trong lịch sử nước Nga, nhà xuất bản Alt cho ấn hành hình ảnh Joseph Staline trên tập vở học trò. Hình ảnh Staline xuất hiện trên các quyển vở học trò tương tự như hình ảnh những nhân vật nổi tiếng của nước Nga như nữ hoàng đế Catherine Đệ Nhị hay của nhà soạn nhạc nổi tiếng người nga Serguei Rachmaninov.

Riêng trường hợp của Staline đã gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Các nhà bảo vệ nhân quyền có thải độ gay gắt hơn cả. Trả lời trên đài phát thanh Tiếng Vọng Matxcơva, đại diên cho tổ chức Memorial bà Svetlana Gannouchkina xem đây là một « sự xúc phạm đối với lịch sử, đối với đau khổ mà người dân đã trải qua dưới thời đại Staline ».

Cũng trên đài phát thanh này, nhà xuất bản Alt phản bác lại luận điểm trên. Một thành viên trong ban quản lý của nhà in cho rằng « không ai có thể phủ nhận vai trò lịch sử của Staline cho dù người ta có thể chê trách và phê phán nhân vật này. Staline đã gắn liền với lịch sử của nước Nga trong chương trình giáo dục được giảng dạy cho các thế hệ sau »µ.

Nhiều chính khách Nga cũng lên án việc làm của nhà xuất bản Alt. Vào tháng 5/2010 tổng thống Dmitri Medvedev từng công khai gọi chính quyền Staline là một chế độ « toàn trị » và theo ông thì Staline đã vi phạm « những tội ác không thể tha thứ ». Tuy vậy tới nay, nhiều sách giáo khoa tại Nga, đặc biệt là sách hướng tới tầng lớp sinh viên vẫn tiếp tục đưa ra quan điểm tích cực về vai trò của Joseph Staline đối với Liên Xô ở vào giữa thế kỷ XX.

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.