Vào nội dung chính
LIÊN HIỆP CHÂU ÂU

Châu Âu sẽ tăng cường cạnh tranh thương mại với các nước mới trỗi dậy, kể cả Việt Nam

Liên hiệp châu Âu sẽ tăng cường khả năng đáp trả để bảo vệ tốt hơn các công ty châu Âu trước sự cạnh tranh của các quốc gia mới trỗi dậy, và nhất là sự gia tăng "chủ nghĩa tư bản Nhà nước" tại Trung Quốc, Việt Nam hoặc Nga. Ủy viên châu Âu phụ trách thương mại Karel De Gucht hôm nay 10/05/2012 tuyên bố như trên.

Ủy viên châu Âu phụ trách thương mại Karel De Gucht (REUTERS)
Ủy viên châu Âu phụ trách thương mại Karel De Gucht (REUTERS)
Quảng cáo

Từ Bruxelles, Ủy viên châu Âu De Gucht khẳng định : « Lần cuối cùng Liên hiệp châu Âu thay đổi một cách có ý nghĩa các công cụ phòng vệ thương mại cách đây đã 16 năm, và từ đó đến nay thế giới đã thay đổi sâu sắc ». Trong số các thay đổi đó có : « Sự gia tăng của chủ nghĩa tư bản Nhà nước, cụm từ được dùng cho Trung Quốc nhưng cũng có thể áp dụng cả cho Nga, Việt Nam và các quốc gia mới trỗi dậy khác ».

Chủ nghĩa tư bản Nhà nước được diễn đạt qua các lợi thế cạnh tranh được dành cho các công ty quốc doanh dưới dạng tài chính hoặc được ưu tiên với một số nguyên vật liệu.

Theo ông De Gucht, thì nhiều doanh nghiệp châu Âu không dám thưa kiện các nước như Trung Quốc do sợ bị trả đũa, vì hậu quả có thể rất tai hại, nhất là với các công ty xuất khẩu hoặc đầu tư vào các quốc gia này. Do đó Liên hiệp châu Âu có thể đứng ra kiện thay cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên Ủy viên châu Âu phụ trách thương mại cũng muốn tránh chủ nghĩa bảo hộ. Bruxelles hồi tháng Tư đã tham khảo công chúng về chiến lược bảo vệ thương mại, và đang chờ đợi kết quả trong những tuần tới. Ông De Gucht biện minh, lý tưởng nhất là thương thảo tại Tổ chức Thương mại Thế giới. Nhưng trước mắt với kết quả không lấy gì làm phấn khởi của vòng thương lượng Doha, thì cần thực hiện biện pháp như trên.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.