Vào nội dung chính
HY LẠP

Không thành lập được chính phủ, Hy Lạp sẽ phải bầu lại Quốc hội

Cơ hội cuối cùng để đưa Hy Lạp thóat ra khỏi bế tắc chính trị giữa vòng xóay của cuộc khủng hoảng nợ đã không thành. Cuộc họp giữa lãnh đạo 5 đảng vừa thắng cử trong cuộc bầu cử Quốc hội hôm 6/5 do tổng thống Hy Lạp Carolos Papoulias triệu tập vào chiều nay cuối cùng đã không đạt được thỏa thuận việc thành lập một chính phủ vì những bất đồng về chính sách kinh tế khắc khổ.

Cuộc họp lãnh đạo các đảng phái Hy Lạp tại phủ tổng thống, Athens, 15/05/2012.
Cuộc họp lãnh đạo các đảng phái Hy Lạp tại phủ tổng thống, Athens, 15/05/2012. REUTERS/Aris Messinis/Pool
Quảng cáo

Sau hai giờ họp bàn, phủ tổng thống Hy Lạp đã ra thông cáo chó biết « những cố gắng thành lập chính phủ đẽ không thành công »và như vậy Quốc hội mới được bầu sẽ bị giải tán trong phiên họp đầu tiên dự kiến vào ngày 17/5. Trên nguyên tắc cuộc bầu cử sẽ được tiến hành trong vòng một tháng tới. Theo báo chí Hy Lạp, có thể cuộc bầu cử lại sẽ được tổ chức vào ngày 17/6 tới.

Lâm vào bế tắc chính trị trầm trọng kể từ sau cuộc bầu cử Quốc hội hôm 6/5 vì không một đảng phái nào có đủ đa số, đất nước Hy lạp đang đứng trước một tình thế nan giải làm sao thành lập được một chính phủ đa đảng phái để thực thi các biện pháp khắc khổ theo yêu cầu của các chủ nợ, trong khi thì dân chúng và nhiều đảng phái thì phản đối quyết liệt chính sách thắt lưng buộc bụng.

Trước tình thế bế tắc chính trị kéo dài, tổng thống Papoulias đã đề nghị các đảng phái thống nhất với nhau thành lập một nội các gồm các nhà kỹ trị, để ngăn chặn nguy cơ phá sản và ra khỏi khối euro đang đề nặng lên đất nước từ hai năm qua.

Ngay sau khi có thông tin cuộc thương lượng thanh lập chính phủ không thành ở Hy Lạp, đồng euro đã rớt giá mạnh xuống còn 1 euro đổi 1,28 đô la Mỹ.

Thị trường tài chính khu vực châu Âu cũng đã thấy ngay tác động tiêu cực. Lúc 13 giờ 15 giờ GMT, chỉ số thị trường Franfort giảm 1,32%.

Về phần khối euro, sau những tuyên bố cứng rắn trong những ngày qua, hôm qua khối này đã gửi đi thông điệp trấn an khẳng định sự ủng hộ « không lay chuyển » nhằm giữ Hy lạp trong khối. Trong khi đó nhiều chuyên gia kinh tế nhấn mạnh việc Hy Lạp ra khỏi khối euro sẽ gây một thiệt hại rất lớn cho kinh tế châu Âu.

Tuy nhiên diễn biến mới tại chính trường Hy Lạp lại càng làm gia tăng mối lo của châu Âu đối với đất nước thành viên này.

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.