Vào nội dung chính
CUBA - NHÂN QUYỀN

13 nhà ly khai Cuba tuyệt thực phản đối chính quyền

Nhà ly khai Marta Beatriz Roque, được mệnh danh là « Người đàn bà thép » của Cuba cùng với 12 nhà đối lập khác từ hôm qua 10/09/2012 đã bắt đầu tuyệt thực để tố cáo điều mà họ gọi là chiến dịch quấy nhiễu đối lập của chính quyền.

Nhà ly khai  Marta Beatriz Roque, một trong 13 nhà đối lập tuyệt thực để phản đối chính quyền. Ảnh chụp ngày 14/11/2010.
Nhà ly khai Marta Beatriz Roque, một trong 13 nhà đối lập tuyệt thực để phản đối chính quyền. Ảnh chụp ngày 14/11/2010. REUTERS/Desmond Boylan
Quảng cáo

Bà Marta Beatriz Roque, 67 tuổi, nhà kinh tế và cựu giáo sư đại học đã bắt đầu hoạt động đối lập từ năm 1989, là người phụ nữ duy nhất trong số 75 nhà hoạt động bị bắt năm 2003. Chiến dịch bắt bớ này của chính quyền Cuba lúc đó đã khiến thế giới lên tiếng phản đối. Bà Roque bị kết án 20 năm tù giam vì « gây nguy hại cho độc lập và toàn vẹn lãnh thổ Nhà nước », nhưng năm sau được trả tự do vì lý do sức khỏe.

Nhà ly khai tuyên bố tuyệt thực chống lại một chính quyền có những hành động « không thể dung thứ và không thể chịu đựng nổi » đối với các nhà đối lập. Bà bắt đầu tuyệt thực tại nhà ở La Habana từ hôm qua, cho biết chỉ uống nước và từ chối mọi sự can thiệp của « các bác sĩ nhà nước », dù bà bị tiểu đường. Mười hai nhà ly khai khác tại nhiều nơi ở Cuba cũng đồng loạt dùng đến hình thức phản kháng này.

Từ khi ông Raul Castro lên nắm quyền thay anh là Fidel Castro vào năm 2006, rất ít bản án tù vì tội phạm chính trị đã được tuyên. Tuy nhiên các lãnh đạo đối lập thường xuyên bị trấn áp hay bị bắt tạm giam. Chỉ riêng trong tháng Tám, đã có 521 nhà đối lập bị bắt, rồi được thả ra sau đó vài giờ hay vài ngày, mà không bị buộc một tội danh nào. Chính quyền Cuba thường gọi các nhà ly khai là những tên « lính đánh thuê » cho đế quốc Mỹ.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.