Vào nội dung chính
NGA

Biểu tình chống Putin tại Mátxcơva : Nhiều lãnh tụ đối lập bị bắt

Ngày 15/12/2012, hàng trăm người phản đối tổng thống Nga Putin đã xuống đường biểu tình tại trung tâm thủ đô Mátxcơva. Nhiều nhân vật tiêu biểu của phe đối lập đã bị bắt thẩm vấn, như các ông .

Luật sư Alexei Navalny là một gương mặt đối lập thường xuyên bị an ninh Nga bắt giữ. Ảnh tư liệu(DR)
Luật sư Alexei Navalny là một gương mặt đối lập thường xuyên bị an ninh Nga bắt giữ. Ảnh tư liệu(DR)
Quảng cáo

Bất chấp nhiệt độ lạnh đến -15°C tại Mátxcơva, những người phản đối Tổng thống Putin đã xuống đường. Cuộc biểu tình diễn ra gần khu vực quảng trường Loubianka, nơi đặt trụ sở của cơ quan an ninh Nga FSB (KGB cũ).

Người biểu tình không đến được quảng trường nói trên vì nhà cầm quyền đã cấm các vụ tụ tập ở ngay nơi đó, chỉ cho phép tập hợp gần đấy. Cảnh sát được triển khai dày đặc quanh khu vực biểu tình.

Theo hãng tin AFP thì số người tham gia xuống đường lần này lên đến « nhiều trăm người », trong khi số liệu chính thức của cảnh sát Nga chỉ là 500 người.

Phóng viên AFP có mặt tại hiện trường cho hay, nhiều lãnh tụ đối lập đã bị bắt thẩm vấn, trong đó có các ông Serguei Oudaltsov, lãnh đạo đảng Mặt trận cánh tả Nga, Ilia Iachine, lãnh đạo phong trào đối lập Solidarnost, luật sư kiêm blogger chống tham nhũng tên tuổi Alexei Navalny. Ngoài ra, nữ phóng viên truyền hình Ksennia Sobtchak cũng bị gọi thẩm vấn.

Hôm qua, chính quyền Nga đã mở thêm một cuộc đều tra mới đối với Alexei Navalny với cáo buộc lừa đảo 55 triệu rúp (1,3 triệu euro). Trước đó hồi tháng Bảy, người này cũng đã từng bị cáo buộc tội lừa đảo trong một vụ việc khác. Thế nhưng, theo đương sự thì tất cả những cáo buộc là do nhà cầm quyền rắp tâm loại trừ ông.

Cuộc xuống đường hôm nay có mục đích kỷ niệm một năm phong trào xuống đường chống Putin. Vào tháng 12 năm ngoái, sau cuộc bầu cử quốc hội với đảng Nước Nga Thống Nhất của ông Putin giành chiến thắng, một làn sóng biểu tình dữ dội đã ập đến, có khi có đến 100.000 người xuống đường ở thủ đô để phản đối Putin.

Tuy nhiên, theo nhận định của hãng tin AFP, sau một năm làn sóng này đã dần yếu đi vì bị nhà cầm quyền đàn áp và do sự thiếu thống nhất trong hàng ngũ phe đối lập.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.