Vào nội dung chính
TÂY BAN NHA

Đối lập Tây Ban Nha kêu gọi thủ tướng bị mang tiếng tham nhũng từ chức

Tai tiếng tham nhũng có nguy cơ dẫn tới khủng hoảng chính trị tại Tây Ban Nha. Vào lúc quốc gia này đang phải đối phó với khủng hoảng và hơn ¼ dân số trong tuổi lao động không có việc làm, cáo buộc tham nhũng nhắm vào thủ tướng Mariano Rajoy là giọt nước làm tràn ly.  

Ông Alfredo Perez Rubalcaba, lãnh đạo Đảng Xã hội, thuộc phe đối lập, đòi thủ tướng đương nhiệm từ chức (REUTERS /Stringer)
Ông Alfredo Perez Rubalcaba, lãnh đạo Đảng Xã hội, thuộc phe đối lập, đòi thủ tướng đương nhiệm từ chức (REUTERS /Stringer)
Quảng cáo

Tối ngày 03/02/2013 đối lập Tây Ban Nha đòi thủ tướng Rajoy từ chức để « chấm dứt tình trạng nghiêm trọng hiện nay ». Lãnh đạo đảng Xã hội Alfredo Perez Rubalcaba cho rằng với tai tiếng bị cáo buộc nhận hối lộ phải « từ chức vụ vì trước tình hình nguy ngập của Tây Ban Nha, Madrid cần phải có một chính quyền vững chắc và đáng tin cậy ».

Ông Rubalcaba là đối thủ đã bị ông Rajoy, lãnh đạo đảng cánh hữu PP đánh bại nhân cuộc tuyển cứ vào mùa thu 2011. Giới quan sát lưu ý : đảng Xã hội đối lập không đòi Tây Ban Nha tổ chức bầu cử trước thời hạn. Lý do là uy tín của đảng này đang xuống thấp.

Trước đó một ngày thủ tướng Rajoy đã mạnh mẽ bác bỏ mọi cáo buộc cho rằng ông đã nhận tiền và không khai báo theo như tin được tờ báo El Pais của Tây Ban Nha tiết lộ vào ngày 31/01/2013. Tờ báo đưa tên thủ tướng Rajoy vào danh sách nhiều nhân vật bị nghi ngờ là đã nhận những khoản tiền không khai báo.

Nhiều vụ tai tiếng tham nhũng liên tiếp được đưa ra ánh sáng trong những tháng gần đây có liên quan đến đảng PP. Ông Rajoy đã điều hành đảng này từ năm 2004 cho đến 2011. Cáo buộc tham nhũng và nhận hối lộ liên quan đến thủ tướng Mariano Rajoy là giọt nước làm tràn ly tại một đất nước có đến hơn 25 % dân số trong tuổi lao động không có việc làm, khủng hoảng kinh tế kéo dài khiến các chính phủ liên tiếp phải áp dụng các biện pháp khắc khổ, cắt giảm các khoản trợ cấp xã hội.

Theo một cuộc thăm dò dư luận được công bố hôm qua (03/02/2013) uy tín của đảng cánh hữu cầm quyền chỉ còn 23,9 %. Đây là mức thấp nhất kể từ sau cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 11/2011. Một bản kiến nghị trene mạng kêu gọi thủ tướng Rakoy từ chức và chỉ trong 3 ngày, đã có hơn 800 000 người hưởng ứng.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.