Vào nội dung chính
THỔ NHỈ KỲ - SYRIA

Thổ Nhĩ Kỳ thúc giục quốc tế can thiệp vào Syria

Một ngày sau vụ đánh bom ở Reyhanli làm hơn 40 người chết, hôm qua (12/05/2013) thủ tướng Erdogan khẳng định Damas đang tìm cách  kéo Thổ Nhĩ Kỳ vào « tai họa ». Ankara kêu gọi quốc tế can thiệp tránh để xung đột Syria lan tới các nước lân cận. Kể từ khi xung đột Syria bùng nổ, Thổ Nhĩ Kỳ đã đón nhận khoảng 400 000 người tỵ nạn Syria.

Một trong hai địa điểm đánh bom khủng bố hôm 11/05/2013 tại thị trấn Reyhanli, tỉnh Hatay của Thổ Nhĩ Kỳ nằm gần biến giới với Syria 12, 2013.
Một trong hai địa điểm đánh bom khủng bố hôm 11/05/2013 tại thị trấn Reyhanli, tỉnh Hatay của Thổ Nhĩ Kỳ nằm gần biến giới với Syria 12, 2013. REUTERS
Quảng cáo

Thông tín viên Jérôme Bastion từ Istanbul tường trình :

'Họ muốn lôi kéo chúng ta vào một kịch bản tai hại’. Thủ tướng M. Erdogan đã tuyên bố như trên vào tối ngày hôm qua. Một lần nữa Ankara quy trách nhiệm cho chính quyền Damas đứng đằng sau hai vụ tấn công xảy ra ở biên giới hôm 11/05/2013. Syria cực lực bác bỏ cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng lúc giới điều tra bắt đầu tìm thấy một số thông tin liên quan đến các nghi phạm.

Trước hết họ là những thành phần thuộc nhóm Hồi giáo Alevi, một chi nhánh gần với thiểu số Hồi giáo Alaouit ở Syria, ủng hộ chính quyền của tổng thống Bachar Al Assad. Các nghi phạm đã từng tuyên bố đứng về phía tổng thống Syria. Đây là nguyên nhân khiến Ankara tố cáo Damas đứng đằng sau – thậm chí là đồng lõa- trong hai vụ đánh bom ở Reyhanli vừa qua.

Thứ nữa, 5 trong số 9 nghi phạm đã bị bắt giữ đều là thành viên của tổ chức DHKP – C. Đây là một tổ chức cực tả thuộc hệ phái Hồi giáo Alevi. Cách nay không lâu, tổ chức này đã từng tấn công tòa đại sứ Mỹ ở Ankara.

Bốn nghi phạm còn lại thuộc nhóm THKP – C, tới nay rất ít được nhắc tới. Nhưng dường như nhóm này đứng về phía quân đội Syria. Hiện còn phải làm sáng tỏ thêm nữa về vai trò của hai tổ chức nói trên trong loạt khủng bố tại Reyhanli. Theo lời bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ các nghi phạm đã đưa hai chiếc xe có gài bom vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Một điều chắc chắn là bản thân Thổ Nhĩ Kỳ đang trông thấy một sự rạn nứt tôn giáo giữa các hệ phái cùng theo đạo Hồi.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.