Vào nội dung chính
Tạp chí tiêu điểm

Tổng thống Nga Putin hết « phép lạ »

Đăng ngày:

Tại diễn đàn kinh tế Saint Petersbourg ngày 21/06/2013, Tổng thống Vladimir Putin cố gắng giới thiệu nước Nga như nơi « đất lành chim đậu », mời gọi doanh nhân nước ngoài. Nhưng chính phủ Nga phải nhìn nhận thực tế kinh tế mất đà : 2,4%, không bằng phân nửa chỉ tiêu hứa hẹn. Nội tình căng thẳng, và cán bộ tham ô làm cựu trung tá mật vụ mất uy tín, phải thành lập một tổ chức chính trị mới để làm điểm tựa.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Saint Petersbourg ngày 21/06/2013.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Saint Petersbourg ngày 21/06/2013. REUTERS/Alexander Demianchuk
Quảng cáo

Nhìn từ xa, Tổng thống Nga Vladimir Putin có hình ảnh của một người hùng cương quyết, sắt thép, một mẫu người lãnh đạo cần thiết để đưa nước Nga phục hồi uy tín đại cường. Nhưng chính sách độc đoán của ông, bị đối lập lên án là hoài vọng thời Stalin, đã đưa nước Nga đến một tình trạng đáng lo ngại.

Một năm sau ngày nhậm chức nhiệm kỳ ba qua thủ đoạn diễn giải Hiến pháp và bầu cử bị tai tiếng gian lận, Vladimir Putin lúng túng rõ rệt. Tỷ lệ tăng trưởng của Nga chỉ còn 2,4% thay vì phải từ 4% lên 5% như Putin cam kết. Tài sản quốc gia tiếp tục bị tẩu tán hàng chục tỷ đôla mỗi tháng.

Không chỉ có đối lập, blogger bị truy bức mà giới doanh nghiệp cũng bị lao đao : Gần 240.000 doanh nhân bị bỏ tù vì tội gian lận có thật hay ngụy tạo trong đó có nhà tỷ phú dầu hỏa Mikhail Khodorkovski, người mà Putin xem là địch thủ chính trị.

Thành phần đồng tính cũng là đối tượng bị đàn áp.Tại nước Nga, cho đến năm 1999, người đồng tính còn bị xem là bị bệnh tâm thần. Năm nay 2013, Quốc hội Nga do phe thân Putin kiểm soát vừa thông qua đạo luật chống giới đồng tính, không cho xin con nuôi, cấm « tuyên truyền trước trẻ vị thành niên ».

Trong lãnh vực chính trị nội bộ, một nhân vật được xem là lý thuyết gia của chế độ là Vladislav Sourkov « từ chức » hồi tháng Tư. Tình trạng tham ô, bê bối của thành phần quan chức làm cho đảng Nước Nga Thống Nhất mất uy tín, bị đối lập chế diễu là « đảng của bọn lừa đảo và ăn cướp ». Để tạo điểm tựa chính trị, ông Putin đã thành lập một tổ chức mới lấy tên là Mặt Trận Nhân Dân

Về kinh tế, ông thay đổi Bộ trưởng kinh tế và Thống đốc Ngân hàng Trung ương. Tuy nhiên, dường như sau 12 năm cầm quyền, ông Putin không còn kế khả thi nào khác ngoài biện pháp đổ ngân sách vào các đại công trình để làm tăng tỷ lệ tăng trưởng. Tổng thống Nga thông báo một loạt kế hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở tốn kém khoảng 450 tỷ rub (14 tỷ đô la) bất chấp nợ công và thiếu hụt ngân sách.

Tình hình kinh tế, xã hội hiện nay khá bi quan. Từ Máxtcơva, nhà báo Nguyễn Minh Cần phân tích :

14:24

Nhà báo Nguyễn Minh Cần từ Matxcơva, Nga

«… Đầu tháng Sáu, ông Putin mở rộng cái « mặt trận » này và hứa hẹn sẽ thu hút những quần chúng ở đường phố để tiếp cận quá trình soạn thảo chính sách của Nhà nước….Nhưng theo các nhà phân tích chính trị Nga thì tình hình khó khăn không có lối thoát rõ rệt, chẳng bao lâu thì người ta sẽ quên cái « mặt trận » này đi…. »

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.