Vào nội dung chính
NGA

Tòa án LHQ yêu cầu Nga thả các thành viên Greenpeace

Trong phán quyết công bố vào chiều hôm qua 22/11/2013, Tòa án Quốc tế về Luật Biển, trụ sở đặt tại Hamburg, Đức, đã ra lệnh cho Nga phải trả tự do ngay tức khắc cho 28 thuyền viên và 2 phóng viên của tổ chức môi trường Greenpeace bị Nga cáo buộc gây bạo động.

Greenpeace tổ chức họp báo về vụ Arctic Sunrise - RFI / Vladimir Bondarev
Greenpeace tổ chức họp báo về vụ Arctic Sunrise - RFI / Vladimir Bondarev
Quảng cáo

Theo Tòa án phân xử xung khắc trên biển do Liên Hiệp Quốc thành lập thì cuộc tranh đấu của tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace là đúng, còn biện pháp trả đũa của Nga bắt giam thuyền viên và tịch thu tàu của tổ chức phi chính phủ Hòa bình Xanh là sai.

Sau khi xét đơn kiện của chính phủ Hà Lan, Tòa án Quốc tế về Luật Biển đã ra lệnh cho Nga phải « ngay tức khắc » trả tự do cho 28 thuyền viên tàu Arctic Sunrise và hai nhà báo bị bắt từ ngày 18/09/2013.

Theo thẩm phán người Nhật Bản Shunji Yanai, trong số 21 vị thẩm phán, 19 vị bỏ phiếu ủng hộ Greenpeace và kêu gọi Nga phải để cho tất cả thuyền viên và tàu Arctic Sunrise mà Greenpeace thuê của Hà Lan rời lãnh thổ và lãnh hải Nga, sau khi đóng tiền thế chân 3,6 triệu euro.

Bộ Ngoại giao Nga đã lập tức ra thông cáo « phủ nhận thẩm quyền của Tòa án Quốc tế về Luật biển ». Trong những ngày qua, tư pháp Nga đã tạm thả 27 người trên tổng số 30 thành viên của Greenpeace bị bắt sau chiến dịch chống ô nhiễm môi trường tại Bắc Cực trong khu vực mà tập đoàn dầu khí Nga Gazprom đang thăm dò.

Lính tuần duyên và biệt kích Nga đã đổ bộ lên tàu Arctic Sunrise ngày 19/09 và bắt giữ toàn bộ các thành viên của Greenpeace đến từ 18 quốc gia.  

Để được tự do tạm, mỗi thành viên phải đóng tiền bảo lãnh 45.000 euro. Tất cả các thuyền viên đều bị truy tố tội « phá hoại tài sản bằng bạo lực» mà theo pháp luật Nga có thể bị kết án đến 7 năm tù.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.