Vào nội dung chính
UKRAINA

Biểu tình ủng hộ Nga tại miền đông Ukraina, căng thẳng ở Crimée

Hàng ngàn người hôm nay 08/03/2014 biểu tình ủng hộ Matxcơva tại các địa phương nói tiếng Nga ở miền đông Ukraina, trong khi tình hình vẫn căng thẳng giữa các quân nhân Ukraina và lực lượng Nga đang kiểm soát Crimée, nơi nghị viện tỏ ra thách thức chính quyền trung ương Kiev.

Một cảnh biểu tùnh ủng hộ Matxcơva tại Simferopol, ngày 08/03/2014.
Một cảnh biểu tùnh ủng hộ Matxcơva tại Simferopol, ngày 08/03/2014. Reuters
Quảng cáo

Tại Donetsk, đám đông nhiều ngàn người biểu tình tập trung vào đầu giờ chiều trước quảng trường Lênin, giơ cao cờ Nga. Hàng trăm người sau đó tiến về trụ sở chính quyền địa phương được cảnh sát bảo vệ. Vùng đất mỏ giáp giới Nga là nơi từng xảy ra nhiều cuộc xung đột giữa hai phe thân Nga và Ukraina. Một số đã chiếm trụ sở chính quyền suốt ba ngày và thượng cờ Nga, trước khi bị cảnh sát giải tỏa hôm thứ Năm 6/3.

Tư pháp đã mở điều tra về tội “xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ” đối với Pavel Goubarev - một doanh nhân địa phương trở thành lãnh tụ thân Nga, và các lãnh đạo Crimée đã đòi sáp nhập với Matxcơva. Doanh nhân trên đã bị bắt và có nguy cơ lãnh án 10 năm tù.

Tại Kharkov, một trung tâm công nghiệp khác của Ukraina, trên 4.000 người thân Nga biểu tình tại trung tâm thành phố;

Còn tại bán đảo Crimée, bị lực lượng Nga kiểm soát từ cuối tháng Hai, nghị viện địa phương thông báo trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 về việc sáp nhập vào Nga, 300 người đã xuống đường đòi hỏi toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraina. Con số này có vẻ ít ỏi, nhưng các cuộc biểu tình chống ly khai rất hiếm hoi ở Crimée. Đa số người biểu tình là phụ nữ dắt theo trẻ em.

Trên lãnh vực ngoại giao, dù liên tục bàn bạc trong tuần, phương Tây và Nga vẫn không tìm được một lối thoát cho cuộc khủng hoảng tệ hại nhất trong quan hệ đôi bên kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

Tuy mỗi bên đều chối bỏ “một cuộc chiến tranh lạnh mới”, hôm nay Nga loan báo sẽ xem xét việc ngưng cho nước ngoài thanh tra các vũ khí chiến lược kể cả hỏa tiễn nguyên tử, để trả đũa các “đe dọa” của Hoa Kỳ và NATO. Đây là các cuộc thanh tra trong khuôn khổ Hiệp ước giảm vũ khí chiến lược (START) ký với Hoa Kỳ và Hiệp ước Vienna với tổ chức OSCE.

Trước đó, Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đã gặp gỡ người đồng nhiệm Mỹ John Kerry ba lần chỉ trong hai ngày

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.