Vào nội dung chính
UKRAINA - NGA - MỸ

Hội đàm Nga-Mỹ thất bại trước ngày trưng cầu dân ý ở Crimée

Vào trước ngày vùng Crimée trưng cầu dân ý về việc sát nhập vào nước Nga, khủng hoảng Ukraina thêm trầm trọng sau khi cuộc họp « cơ may cuối cùng » giữa Nga và Mỹ thất bại. Tại Luân Đôn hôm qua, 14/03/2014, sau các cuộc hội đàm với đồng nhiệm Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov ghi nhận là Washington và Matxcơva vẫn không có cùng lập trường về tình hình Ukraina.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu trong buổi họp báo tại Luân Đôn sau khi hội đàm với đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov  về hồ sơ Ukraina. Ảnh chụp  ngày 14/03/2014
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu trong buổi họp báo tại Luân Đôn sau khi hội đàm với đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov về hồ sơ Ukraina. Ảnh chụp ngày 14/03/2014 REUTERS/Brendan Smialowski/Pool
Quảng cáo

Hoa Kỳ cũng xác nhận là hai cường quốc đã không tìm ra đồng thuận về cuộc khủng hoảng này. Hôm qua, Nhà Trắng thông báo là phó tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đến Ba Lan và Litva trong tuần tới để thảo luận với Vacxava và các nước vùng Baltic về tình hình Ukraina.

Tại Matxcơva, khi hội đàm với tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, tổng thống Nga Putin đã khẳng định rằng cuộc trưng cầu dân ý ngày mai tại Crimée là hoàn toàn đúng với công pháp quốc tế và Hiến chương LHQ.

Sáng nay, các thành viên Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc sáng nay đã họp khẩn cấp tại New York để biểu quyết về một nghị quyết lên án cuộc trưng cầu dân ý ở Crimée. Các nhà ngoại giao chờ đợi là Nga sẽ sử dụng quyền phủ quyết để bác bỏ nghị quyết này.

Sau thất bại của cuộc họp Nga-Mỹ, Ngoại trưởng Anh William Hague cho rằng đã đến lúc Liên Hiệp Châu Âu thi hành những biện pháp trừng phạt nặng nề hơn đối với Nga. Liên Hiệp Châu Âu sẽ họp thượng đỉnh trong hai ngày 20 và 21/03 tới. Khối này đã gia tăng trợ giúp cho Ukraina sau khi Nga đưa quân sang kiểm soát vùng Crimée.

Trong cuộc họp báo chung với thủ tướng Ý Mateo Renzi hôm nay tại Paris hôm nay, tổng thống Pháp François Hollande đã tuyên bố trưng cầu dân ý ở Crimée ngày mai là không "có giá trị pháp lý nào". Cho nên, Pháp và Liên hiệp châu Âu sẽ không công nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý này.

Tại Kiev, Thủ tướng Arseni Iatseniuok hôm nay thông báo trên đài truyền hình rằng vế chính trị của hiệp định liên kết với Ukraina với Liên Hiệp Châu Âu sẽ được ký kết ngày 21/03 tới. Vào cuối tháng 11 năm ngoái, chính quyền của tổng thống Viktor Ianukovitch đã từ chối ký kết vế kinh tế của hiệp định này. Chính hành động đó đã làm dấy lên phong trào phản kháng dẫn đến việc lật đổ chế độ Ianulovitch.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.