Vào nội dung chính
NGA - LIÊN HIỆP QUỐC

Khủng hoảng Ukraina : Nga bị cô lập ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc

Một hôm trước ngày trưng cầu dân ý ở Crimée, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã họp lại tại New York vào hôm qua, 15/03/2014 để thông qua một nghị quyết tố cáo sự kiện này. Kết quả không có gì là bất ngờ : Nga đã sử dụng quyền phủ quyết để bác bỏ văn kiện. Tuy nhiên phương Tây cũng dành được một điểm an ủi : Trung Quốc không bỏ phiếu, khiến Matxcơva bị lâm vào tình cảnh cô độc.

Đại diện Nga Vitaly Churkin giải thích quan điểm của Matxcơva trong cuộc họp Hội Đồng Bảo An, ngày 15/03/2014.
Đại diện Nga Vitaly Churkin giải thích quan điểm của Matxcơva trong cuộc họp Hội Đồng Bảo An, ngày 15/03/2014. Reuters
Quảng cáo

Thông tín viên RFI Karim Lebhour tường thuật từ New York :

« Việc Nga sử dụng quyền phủ quyết là điều không làm ai ngạc nhiên. Văn kiện do Mỹ soạn thảo với những từ ngữ rất ôn hòa chỉ nhằm duy nhất một mục tiêu . Đó là khuyến khích Trung Quốc không bỏ phiếu và chứng minh rằng Nga đang đơn độc chống lại mọi người, và bị ngay cả những đồng minh thân thiết nhất cô lập.

Đại sứ Pháp tại Liên Hiệp Quốc Gérard Araud đã giải thích như sau : « Chúng tôi phải ra trước Hội đồng Bảo an vì không thể nào làm khác hơn. Quý vị không thể tưởng tượng được số lượng các cú điện thoại, độ dài của tất cả các trao đổi giữa các nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ với Tổng thống Nga Putin và Ngoại trưởng Nga Lavrov.

Thế nhưng quan điểm Nga rất rõ : Không thể bàn thảo vấn đề Crimée. Như thế là chúng ta sẽ tiến đến một sự thôn tính Crimée, một điều vi phạm nghiêm trọng luật lệ quốc tế. Cho nên chúng tôi phải đánh dấu sự kiện đó.

Đại sứ Nga đã nêu lên quyền tự quyết của một dân tộc để biện minh cho cuộc trưng cầu dân ý ở Crimée. Nhưng ngược lại với thói quen cố hữu, hôm qua ông Vitaly Churkin đã rời phòng họp mà không phát biểu với báo chí.

Về phần mình, các nhà ngoại giao Mỹ và Châu Âu đã cam đoan là sẽ trừng phạt Matxcơva nếu Nga sát nhập Crimée sau cuộc trưng cầu dân ý. »

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.