Vào nội dung chính
HÀ LAN - UKRAINA

Ukraina chi phối Thượng đỉnh về an ninh hạt nhân tại La Haye

Tổng thống Mỹ cam kết phương Tây sẽ hành động chung trừng phạt Nga xâm chiếm Crimée. Nhóm 7 nước công nghiệp pháp triển nhất thế giới họp Thượng đỉnh bất thường vào tối nay (24/03/2014) trước khi 50 nguyên thủ quốc gia và thủ tướng họp bàn về an ninh hạt nhân tại La Haye, Hà Lan.

Tổng thống Mỹ  Obama đến Hà Lan, ngày 24/03/ 2014.
Tổng thống Mỹ Obama đến Hà Lan, ngày 24/03/ 2014. REUTERS/Peter Dejong/Pool
Quảng cáo

Trước khi lên đường đến Hà Lan dự Thượng đỉnh bất thường của nhóm G7 và Thượng đỉnh về an ninh hạt nhân mở ra trong hai ngày 24 và 25/03/214, tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama trong cuộc họp báo đã nhấn mạnh :« Các đồng minh của Mỹ trong khối NATO là những đối tác thân thiết nhất trên sân khấu quốc tế. Châu Âu là cột trụ trong quan hệ giữa Hoa Kỳ với phần còn lại của thế giới ».

Thông tín viên đài RFI, Anne-Marie Capomaccio từ Washington gửi về bài tường trình :

« Barack Obama muốn huy động thế giới chống lại nước Nga. Trên đây là quan điểm của nhiều nhà phân tích về chuyến công du châu Âu lần này của tổng thống Mỹ. Đành rằng Hoa Kỳ luôn liên lạc thường xuyên và gắn bó với các đối tác châu Âu nhưng đây là lần đầu tiên kể từ khi Nga thôn tính Crimée và cũng là lần đầu tiên kể từ khi Washington ban hành một loạt các biện pháp trừng phạt nhắm vào Matxcơva, tổng thống Obama tiếp xúc với các đồng nhiệm châu Âu.

Thượng đỉnh về an ninh hạt nhân tại La Haye –Hà Lan lần nay mở ra trong bầu không khí hết sức căng thẳng, cho dù không ai đề cập đến giải pháp quân sự, trong khi đó các đồng minh của Kiev thì hết sức lo âu. Đương nhiên là các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào nước Nga sẽ đem lại nhiều hậu quả mà nhóm G7 sẽ phải thảo luận trong cuộc họp bất thường vào tối nay. Ngoài ra ông Obama sẽ có một loạt các cuộc nói chuyện riêng bên lề thượng đỉnh về an ninh hạt nhân với các lãnh đạo châu Á. Chẳng hạn như tổng thống Hoa Kỳ sẽ tiếp chủ tịch Trung Quốc, một đồng minh quý giá để giải quyết khủng hoảng Ukraina, hay là ông Barack Obama cũng sẽ có một cuộc họp tay ba với hai lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản cả hai cùng là những đồng minh thân thiết của Mỹ tại Châu .

Sau Châu Âu tổng thống Mỹ lên đường sang Ả Rập Xê Ut để thảo luận với lãnh đạo Ryad về ba hồ sợ nhạy cảm như Syria và ảnh hưởng của Nga ; Bế tắc trong tiến trình hòa bình tại Trung Đông ; Những bước kế tiếp trên hồ sơ hạt nhân Iran ».

Chương trình nghị sự tại La Haye bị thời sự Ukraina làm đảo lộn hoàn toàn. Ngoại trưởng Nga và Mỹ sẽ có một cuộc thảo luận riêng bên lệ hội nghị và theo giới quan sát bầu không khí sẽ rất ngột ngạt. Đây là lần đầu tiên hai ông Lavrov và Kerry trực tiếp nói chuyện với nhau sau khi Washington tăng cường các biện pháp trừng phạt nhắm vào một số quan chức Nga, thân cận với tổng thống Putin. Hoa Kỳ qua đó trừng phạt Nga đã thôn tín vùng Crimée.

Thủ tướng Anh, David Cameron cho biết trong cuộc họp nhóm G7 tối nay, các bên sẽ thảo luận về việc vĩnh viễn loại trừ Nga ra khỏi nhóm G8. Thủ tướng Đức, Angela Merkel tuần trước đã cho biết là nếu Nga vẫn giữ nguyên lập trường trên hồ sơ Ukraina thì nhóm G8 tức 7 cường quốc công nghiệp hàng đầu cộng với Nga không còn tính thời sự.

Tuy nhiên theo đặc phái viên của đài RFI từ La Haye, Achim Lippold, ở hậu trường, châu Âu và Hoa Kỳ vẫn tiếp tục những nỗ lực ngoại giao để tìm ra đồng thuận trên vấn đề an ninh hạt nhân. Cả Washington lẫn Matxcơva đều muốn tránh để các nguyên liệu nguyên tử rơi vào tay các thành phần khủng bố.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.