Vào nội dung chính
Ý

Thuyền nhân : Ý chỉ trích châu Âu thiếu trách nhiệm

Sau vụ đắm tàu chở người tỵ nạn đi từ Lybia làm 17 người thiệt mạng đầu tuần này, hôm qua, 13/05/2014, nhiều quan chức chính quyền Ý lên tiếng đổ trách nhiệm cho Liên hiệp châu Âu đã thiếu tương trợ nước này trong hồ sơ người tỵ nạn.

Trong vòng một năm, đã có đến ba vụ đắm tàu làm hàng trăm người tỵ nạn từ Libya thiệt mạng - REUTERS /Ismail Zitouny
Trong vòng một năm, đã có đến ba vụ đắm tàu làm hàng trăm người tỵ nạn từ Libya thiệt mạng - REUTERS /Ismail Zitouny
Quảng cáo

Như tin đã loan, hôm thứ Hai đầu tuần này, một chiếc tàu trở hơn 200 người tỵ nạn đi từ Libya sang Ý đã bị đắm ngoài khơi làm 17 người chết. Lực lượng hải quân Ý đã phải can thiệp cứu sống được 206 người đưa vào bờ.

Đây không phải là thảm hoạ trên biển đầu tiên đối với người tỵ nạn đi từ Libya sang Ý. Cuối năm ngoái, đã có hai vụ đắm tàu tỵ nạn ngoài khơi đảo Lampedusa và Malta làm hơn 400 người chết.

Làn sóng người tỵ nạn qua ngả Lybia đang là vấn đề đau đầu của chính phủ Ý. Chính quyền không những không kiểm soát được người nhập cư đang đến mà còn đang trở nên qua sức trong việc lý với những người đã đến Ý.

Từ đầu năm nay, theo con số chính thức, đã có hơn 36.000 người tỵ nạn nhập trái phép vào nước Ý qua Địa Trung Hải, trong đó có hơn chục nghìn người đến được bờ nhờ vào lực lượng cứu hộ. Chính Phủ Ý đã nhiều lần đề nghị Liên hiệp châu Âu cùng chung tay xử lý hồ sơ thuyền nhân tỵ nạn với Ý nhưng không có nhiều quốc gia mặn mà với hồ sơ này.

Hôm qua 13/05/2014, Bộ trưởng Nội vụ Ý Angelio Alfano đã đe doạ nếu Liên hiệp châu Âu không hỗ trợ gì, Roma sẽ để mặc cho người tỵ nạn đi khỏi nước Ý. Thủ tướng Ý Matteo Renzi cũng lên tiếng chỉ trích châu Âu đẫ để mặc nước Ý đối phó với làn sóng thuyền nhân, trong khi vấn đề này liên quan đến cả Liên hiệp châu Âu về mặt quyền lợi cũng như trách nhiệm.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.