Vào nội dung chính
LỊCH SỬ

Cuộc chiến bị xoá nhòa trong ký ức người Đức

Một thế kỷ sau, trong hồi ức của người dân Đức hầu như không còn lưu lại những dấu vết của cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên này nữa cho dù hậu quả để lại của nó quá khốc liệt.

Tảu ngầm Đức ra đầu hàng tại Luân Đôn, năm 1918 (wikipedia.org)
Tảu ngầm Đức ra đầu hàng tại Luân Đôn, năm 1918 (wikipedia.org)
Quảng cáo

Hai triệu binh sĩ đã bỏ mạng trên chiến trường, đó là chưa kể nỗi thống khổ của người dân phải chịu đựng sau cuộc chiến. Kỷ niệm về cuộc bại trận này chỉ được nhắc lại chủ yếu ở bên ngoài nước Đức và một lần nữa, lịch sử nước Đức lại thêm một nỗi đau khác lớn hơn, đó là thất bại trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 năm 1945, một cuộc đại chiến do nước Đức Quốc xã phát động.

Người Đức không gọi là « đại chiến » như người Pháp hay Anh mà họ gọi cuộc chiến đó là « tai hoạ của tổ tông ». Nhiều sử gia vẫn cho rằng chính thất bại ở chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã làm tiền đề cho việc Hitler lên nắm quyền với tuyên truyền là sẽ rửa nỗi nhục cho dân tộc Đức.

Trong dịp 100 năm cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất này, chính phủ Đức không dự tính tổ chức một hoạt động kỷ niệm nào

Tuy nhiên, ngày 28 tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cắt băng khánh thành một cuộc triển lãm về cuộc chiến này tại Bảo tàng lịch sử Berlin và có tham dự vào một cuộc hội thảo của thanh niên Châu Âu về đề tài này.

Ngày 3/8 tới, Tổng thống Đức Joachim Gauck sẽ tới Alsace cùng với Tổng thống Pháp François Hollande dự lễ kỷ niệm 100 năm Đức tuyên chiến với Pháp. Sau đó, ông sẽ cùng lãnh đạo Bỉ và Anh tới Liège (Bỉ) tham dự các hoạt động kỷ niệm 100 năm sự kiện được đánh giá như là một biến động lớn nhất của lịch sử thế giới trong trong thế kỷ 20.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.