Vào nội dung chính
ẤN ĐỘ

Ấn Độ từ chối thông qua Thỏa thuận thương mại với WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (tiếng Pháp là OMC) thất vọng trước việc Ấn Độ không phê chuẩn Thỏa thuận Tạo Thuận lợi cho Thương mại (TFA) trước ngày 31/07/2014. Thủ tướng Ấn Độ đòi WTO bảo đảm tiếp tục cho phép New Delhi trợ giá nông phẩm cho 800 triệu dân nghèo.

Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ  Anand Sharma (phải) nhân kỳ Thượng đỉnh Bali - REUTERS /Edgar Su
Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Anand Sharma (phải) nhân kỳ Thượng đỉnh Bali - REUTERS /Edgar Su
Quảng cáo

Dự thảo về thỏa thuận TFA đã được 160 thành viên WTO thông qua tại thượng đỉnh Bali hồi tháng 12/2013. Thỏa thuận này gồm ba vế : tăng cường trao đổi mậu dịch qua việc giảm bớt các thủ tục hành chính hải quan ; giảm thuế xuất khẩu cho các quốc gia chậm phát triển và quan trọng nhất là vế nông nghiệp.

Chính trên hồ sơ nông nghiệp, Ấn Độ đã ráo riết thương lượng để tiếp tục duy trì chính sách trợ cấp gạo và ngũ cốc cho 2/3 dân số. Trong khi đó WTO quy định mức trợ cấp tối đa không được vượt quá 10 % sản lượng toàn quốc.

Để san bằng bất đồng này, đôi bên đã tìm ra một giải pháp tạm thời. Theo đó, Ấn Độ vẫn được phép trợ cấp cho nông dân nhưng không được quyền xuất khẩu nông phẩm trợ giá. WTO muốn tránh mọi trường hợp cạnh tranh bất bình đẳng trên thị trường nông phẩm thế giới.

Tại cuộc họp ở Genève hôm 31/07/2017 đại diện của Ấn Độ văn bản TFA là quá mơ hồ và bất lợi cho nông dân Ấn . Thỏa thuận Bali rơi vào bế tắc. Thông tín viên đài RFI từ New Delhi giải thích thêm về quan ngại của tân nội các Narendra Modi.

« Ấn Độ đặc biệt quan tâm trên một vấn đề. Đó là làm thế nào để tiếp tục áp dụng chính sách trợ giá nông phẩm cho các gia đình nghèo. Năm ngoái, Quốc hội đã thông qua một dự luật bảo đảm là chính phủ trợ cấp giá gạo và ngũ cốc cho 800 triệu người, tức tương đường với 2/3 dân số. Ấn Độ cũng là nơi 40 % trẻ em bị suy dinh dưỡng.  

New Delhi lo ngại một khi thỏa thuận TFA được thông qua, trợ cấp nông phẩm không được vượt quá ngưỡng 10 % sản xuất toàn quốc. Hiện tại, Ấn Độ đang mấp mẽ ngưỡng quy định nói trên. Tuy nhiên, theo lời giáo sư Anwarul Hoda, cựu phó giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới, quyết định từ chối phê chuẩn thỏa thuận thương mại của Ấn Độ là quá đáng.

Bởi vì theo ông Hoda, thỏa thuận TFA không đe dọa chính sách trợ giá nông phẩm của New Delhi và chính quyền của Thủ tướng Modi vẫn có thể yêu cầu WTO coi điều khoản này là một ngoại lệ. Nếu như đòi hỏi của New Delhi bị khước từ thì khi đó thái độ quyết liệt của nội các Modi sẽ là một việc làm chính đáng.  

Nói cách khác, nhiều nhà quan sát cho rằng, do thiếu kinh nghiệm về giao thương quốc tế cho nên nội các Modi mới dứt khoát từ chối phê chuẩn thỏa thuận TFA. Tân thủ tướng Ấn Độ đã nghe theo lời các cố vấn của ông để tránh bị dư luận trong nước coi là đã nhu nhược trước áp lực của quốc tế. Nhượng bộ trên hồ sơ trợ giá nông nghiệp sẽ là một biện pháp mất lòng dân » .

 

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.