Vào nội dung chính
NHẬT BẢN - HOA KỲ

Thoả thuận hạt nhân bí mật Mỹ - Nhật được đưa ra ánh sáng

Hôm 09/03/2010, một nhóm các nhà nghiên cứu lịch sử Nhật Bản, đã công bố một báo cáo thừa nhận chính thức sự tồn tại các thỏa thuận bí mật hạt nhân giữa Washington và Tokyo trong đó Mỹ và Nhật Bảnó có những văn bản liên quan đến việc đưa vũ khí hạt nhân vào lãnh thổ Nhật Bản.

Ngoại trưởng Nhật Bản Okada trong cuộc họp báo tại Seoul, ngày 11/02/2010
Ngoại trưởng Nhật Bản Okada trong cuộc họp báo tại Seoul, ngày 11/02/2010 Ảnh Reuters
Quảng cáo

Phe bảo thủ cầm quyền tại Nhật Bản từ nửa thế kỷ qua và cho đến tận năm ngoái và đã dấu nhẹm các thông tin về việc ký kết vào những năm 60, những thỏa thuận nói trên.

Trong số này, có một văn bản cho phép tàu và máy bay của Mỹ, trang bị vũ khí hạt nhân được quyền quá cảnh Nhật Bản.

Theo ngoại trưởng Nhật Bản, Katsuya Okada, thì để cho tàu bè trang bị vũ khí nguyên tử vào lãnh thổ Nhật Bản là vi phạm chính sách cấm vũ khí hạt nhân của nước này.

Một thỏa thuận khác ký kết giữa thủ tướng Nhật Bản Eisaku Sato và tổng thống Mỹ Richard Nixon, vào năm 1969, cho phép Hoa Kỳ cất trữ vũ khí nguyên tử tại Okinawa, ngay cả sau khi Mỹ trao trả chủ quyền quần đảo này cho Nhật Bản, năm 1972.

Hai thỏa thuận khác liên quan đến việc cho phép lính Mỹ sử dụng lãnh thổ Nhật Bản khi xẩy ra xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên và Tokyo cam kết gánh chịu chi phí tái thiết Okinawa, sau khi quần đảo này được trao trả cho Nhật Bản.

Xin nhắc lại là nhân danh « ba nguyên tắc chống hạt nhân », được thông qua năm 1968 do chính thủ tướng Sato đưa ra, Nhật Bản không cho phép tự chế tạo, sở hữu hoặc đón nhận các vũ khí nguyên tử trên lãnh thổ của mình. Điều trớ trêu là chính thủ tướng Sato đã được giải thưởng Nobel Hòa Bình do đưa ra ba nguyên tắc cấm vũ khí hạt nhân nói trên.

Vũ khí hạt nhân là vấn đề rất nhạy cảm tại Nhật Bản, bởi vì nước này là nạn nhân của hai vụ ném bom nguyên tử của Mỹ vào tháng 8 năm 1945, tại Hiroshima, giết hại 140 000 người và tại Nagasaki, làm 75 000 người thiệt mạng.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.