Vào nội dung chính
CHÂU Á- KINH TẾ

2013: Tăng trưởng Đông Nam Á và vùng Thái Bình Dương có thể đạt 7,8 %

Trong báo cáo vừa được công bố ngày 15/04/2013, Ngân Hàng Thế Giới lạc quan về viễn ảnh tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Nam Á và các nước vùng Thái Bình Dương. Tiêu thụ nội địa là đòn bẩy kéo kinh tế trong vùng đi lên. Nhưng châu Á sẽ phải đương đầu với lạm phát.

Trụ sở Ngân Hàng Thế Giới tại Washington, Mỹ
Trụ sở Ngân Hàng Thế Giới tại Washington, Mỹ Wikimédia
Quảng cáo

Theo thẩm định của Ngân Hàng Thế Giới, GDP của các nước Đông Nam Á và vùng Thái Bình Dương trong năm 2013 có thể tăng 7,8 %, cao hơn so với thành quả đạt được hồi năm ngoái là 0,3 điểm.

40 % tăng trưởng toàn cầu trong năm 2012 có được là nhờ vào tiềm năng tiêu thụ của các nước trong vùng. Một tín hiệu đáng mừng khác được Ngân Hàng Thế Giới nhắc tới là khủng hoảng nợ công của khu vực đồng euro hay bế tắc về ngân sách của Mỹ đang từng bước được giải quyết, tăng trưởng kinh tế của châu Âu và Hoa Kỳ đang có tiến triển tốt. Đấy sẽ là những yếu tố củng cố thêm sức mạnh kinh tế cho các quốc gia châu Á.

Tuy nhiên, Ngân Hàng Thế Giới lo ngại châu Á có khả năng phải được đầu với hiện tượng dư thừa tín dụng : Do lãi suất của Âu - Mỹ cũng như Nhật Bản đang ở mức thấp gần như số không, các luồng tư bản đang tập trung về các nền kinh tế đang trỗi dậy mà trong đó có châu Á. Hiện tượng dư thừa vốn nói trên đẩy giá địa ốc và chứng khoán đi lên. Từ đó tạo ra nguy cơ vỡ bong bóng hay lạm phát.

Tổng đầu tư nước ngoài đổ về châu Á trong ba tháng đầu năm nay lên tới 46,8 tỷ đô la, cao hơn đến 86,3 % so với cùng thời kỳ năm ngoái.

Kinh tế trưởng của Ngân Hàng Thế Giới khu vực châu Á Thái Bình Dương, Bert Hofman, cảnh báo : Những biện pháp kích cầu của các chính quyền trong vùng trong bối cảnh đó sẽ « phản tác dụng ». Sau cùng định chế tài chính đa quốc gia này khuyến khích các quốc gia trong vùng nâng cao hiệu quả đầu tư.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.