Vào nội dung chính
MỸ - TRUNG QUỐC - BIỂN ĐÔNG

Trung Quốc bác bỏ tuyên bố của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ về Biển Đông

Hôm nay, 05/06/2017, Trung Quốc cực lực bác bỏ những tuyên bố của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis chỉ trích Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông tại hội nghị an ninh Shanghri-la cuối tuần qua.

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, James Mattis (G) cùng các đồng nhiệm Nhật Bản, bà Tomomi Inada (T) và Úc, bà Marise Payne, tai Đối thoại An ninh Shangri-La, Singapore 03/06/2017.
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, James Mattis (G) cùng các đồng nhiệm Nhật Bản, bà Tomomi Inada (T) và Úc, bà Marise Payne, tai Đối thoại An ninh Shangri-La, Singapore 03/06/2017. REUTERS/Edgar Su
Quảng cáo

Hôm thứ Bảy 03/05, tại Đối thoại An ninh Shangri-la, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã chỉ trích mạnh mẽ việc Trung Quốc dùng sức mạnh để áp đặt chủ quyền của họ trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông. Ông Mattis lên án thái độ « khinh miệt » của Trung Quốc đối với các nuớc láng giềng và thái độ bất chấp luật pháp quốc tế khi tiến hành « quân sự hóa » Biển Đông. Lãnh đạo Lầu Năm Góc cho rằng « tầm mức và những tác động » của các công trình xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tại những vùng đang tranh chấp ở Biển Đông khác hẳn các nước khác.

Trong một thông cáo đưa ra cuối chiều Chủ Nhật 04/05, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cực lực bác bỏ những tuyên bố « vô trách nhiệm » của ông Mattis và lên án một số nước bên ngoài khu vực đưa những tuyên bố « sai lạc » vì những lý do mà họ muốn che giấu. Bà Hoa Xuân Oánh khẳng định Trung Quốc có chủ quyền « không thể tranh cãi được » trên quần đảo Trường Sa và các vùng biển chung quanh.

Wahsington vẫn thường xuyên bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc xây các đảo nhân tạo ở Biển Đông, vì theo họ, điều này đe dọa đến tự do hàng hải tại con đường giao thương rất quan trọng này.

Sau cuộc hội đàm với đồng nhiệm Úc Julie Bishop tại Sydney hôm nay, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cũng nhắc lại cam kết của Hoa Kỳ và Úc bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố Hoa Kỳ muốn có quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc, nhưng không thể chấp nhận việc Bắc Kinh dùng sức mạnh kinh tế để tránh né các vấn đề khác, như việc quân sự hóa Biển Đông hoặc không gây đủ áp lực lên Bình Nhưỡng.

Ông Tillerson nói :« Họ phải chấp nhận rằng vai trò ngày càng lớn với tư cách cường quốc kinh tế và thương mại phải đi kèm với trách nhiệm về an ninh. » Cho nên ông Tillerson kêu gọi Trung Quốc và các nước khác gia tăng nỗ lực để ngăn chận chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.