Vào nội dung chính
HỘI NGHỊ ĐA DẠNG SINH HỌC COP15

COP15 : Đa dạng sinh học suy giảm là nguồn cội dịch bệnh từ động vật

Hội nghị Đa dạng Sinh học COP15 ở Montréal vẫn đang gặp bế tắc tại một trong số các điểm thương lượng : Sự phá hủy hệ sinh thái thúc đẩy sự xuất hiện và lan rộng các chứng bệnh lây truyền từ động vật sang người như Ebola hay Covid-19. Giới chuyên gia cho rằng việc bảo vệ tốt hơn loài thực vật, động vật và môi trường thiên nhiên của chúng là một biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh bùng phát trong tương lai. 

Chủ tịch đoàn Hội nghị Đa dạng Sinh học COP15, tại Montréal, ngày 15/12/2022.
Chủ tịch đoàn Hội nghị Đa dạng Sinh học COP15, tại Montréal, ngày 15/12/2022. AP - Ryan Remiorz
Quảng cáo

Đặc phái viên đài RFI, Lucile Gimberg từ Montréal tường thuật : 

« Khi con người phá rừng và biến đổi không gian tự nhiên để canh tác, họ đang thu hẹp lãnh thổ của những loài động vật hoang dã, nguồn tiếp cận những gì nuôi dưỡng chúng, bảo vệ chúng, và điều đó khiến các loài động vật  bị căng thẳng, theo như giải thích của Nicole Redversn thổ dân Deninu K’ué và là chuyên gia sức khỏe hành tinh tại Canada. 

Bà nói : "Cũng giống như con người chúng ta, khi chúng bị căng thẳng, chúng dễ sinh bệnh. Chính vì điều đó mà chúng ta càng phá rừng – điều đó có nghĩa là đa dạng sinh học bị mất – thì nguy cơ bệnh tật truyền từ động vật sang người, gây ra một trận đại dịch khác càng lớn." 

Khi phá hủy môi trường tự nhiên, mối tiếp xúc của chúng ta với động vật hoang dã tăng lên. Việc buôn bán thịt thú rừng, khi vượt quá quy mô tập quán tổ tiên, là một yếu tố khác trong việc truyền mầm bệnh. 

Điều này là đúng tại các khu rừng nhiệt đới châu Phi. Nhà nghiên cứu lầy làm tiếc là con người chưa có những nghiên cứu khoa học đầy đủ về những vùng này.  

Bà giải thích tiếp : "Do những bất bình đẳng về cấu trúc tồn tại trong hệ thống y tế toàn cầu, rất ít có những nguồn tài trợ dành cho châu Phi về vấn đề này. Chỉ khi nào dịch bệnh bắt đầu tác động đến các nước phương Tây, thì vấn đền này mới được quan tâm đến" 

Như vậy, bảo tồn các nguồn đa dạng sinh thái lớn của hành tinh cũng là đầu tư cho chính sức khỏe của chúng ta. »

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.