Vào nội dung chính
HOA KỲ - KHÔNG GIAN

Tên lửa không gian lớn nhất thế giới nổ sau ít phút cất cánh lần đầu

Tên lửa đẩy lớn nhất thế giới, Starship, do công ty SpaceX chế tạo để phục vụ các chuyến bay lên mặt Trăng và sao Hỏa, đã bị nổ tung trên không ngay lần thử nghiệm đầu tiên hôm 20/04/2023. Mặc dù vậy, Elon Musk, ông chủ của SpaceX đã khen ngợi nhóm nghiên cứu và đánh giá chuyến bay thử này là « tuyệt vời ».

Nhóm chuyên gia chuẩn bị cho việc phóng tên lửa SpaceX Starship, tại căn cứ không gian gần Brownsville, Texas, Hoa Kỳ, ngày 19/04/2023.
Nhóm chuyên gia chuẩn bị cho việc phóng tên lửa SpaceX Starship, tại căn cứ không gian gần Brownsville, Texas, Hoa Kỳ, ngày 19/04/2023. REUTERS - STEVE NESIUS
Quảng cáo

Từ căn cứ không gian, Starbase, cực nam bang Texas, Hoa Kỳ, tên lửa Starship, dài 120 mét đã rời khỏi bệ phóng khoảng 08 giời 30, giờ địa phương, trong tiếng reo vui của các nhân viên SpaceX. Nhưng chỉ 4 phút sau khi cất cánh các nhóm thực hiện tham gia dự án của SpaceX đã cho nổ toàn bộ tên lửa. 

Phi thuyền Starship, ở tầng thứ 2 của tên lửa đáng lẽ phải rời khỏi bộ phận phóng sau 3 phút, nhưng thao tác tách rời này đã không thực hiện được. Công Ty SpaceX cho biết, phi thuyền đã bị trục trặc ở nhiều động cơ trong chuyến bay thử, bị mất độ cao và bắt đầu rơi. Vì thế, hệ thống phá hủy trong khi bay đã được kích hoạt trên cả phần đẩy cũng như phi thuyền.

Mặc dù tên lửa bị cho nổ, các nhóm kỹ sư tham gia dự án đều cảm thấy hài lòng. Mục đích của lần thử nghiệm này chủ yếu là thu thập tối đa dữ liệu, cải thiện các loại tên lửa tiếp theo. Elon Musk đã đăng trên Twitter : « Chúng tôi đã học được nhiều cho lần cất cánh thử tới vài tháng nữa ».

Cơ quan không gian Hoa Kỳ NASA đã chọn phi thuyền Starship để phục vụ dự án Artémis 3, chuyến bay đưa con người trở lại mặt trăng, dự trù diễn ra vào năm 2025.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.