Vào nội dung chính
PHÁP - NGA

Thủ tướng Pháp công du Nga để thúc đẩy quan hệ song phương

Hôm nay, 31/10/2013, Thủ tuớng Pháp Jean-Marc Ayault công du Matxcơva và cùng với đồng nhiệm Nga Dmitri Medvedev, tham dự hội thảo liên chính phủ Pháp-Nga. Thủ tướng Pháp cũng sẽ có một cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Thúc đẩy hợp tác kinh tế cũng như quan hệ song phương là trọng tâm chuyến viếng thăm Nga của Thủ tướng Pháp.

Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault
Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault REUTERS
Quảng cáo

Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Muriel Pompone tường trình :

« Giữa Paris và Matxcơva, quả thực là có các bất đồng trong các vấn đề chính trị quốc tế. Trong quan hệ giữa hai nước cũng vậy, còn tồn tại nhiều trở ngại.

Với mức trao đổi mậu dịch song phương 24 tỷ đô la, Pháp xếp thứ hai trong số các đối tác Châu Âu của nước Nga, nhưng đứng sau Đức rất xa. Trong năm 2012, trao đổi thương mại Đức-Nga lên tới 74 tỷ đô la.

Mặt khác, cơ cấu trao đổi mậu dịch rất mất cân đối : Pháp nhập khẩu một khối lượng lớn nhiên liệu của Nga.

Tuy nhiên, điều đáng nói là Matxcơva phàn nàn về sự nghi kỵ của Paris. Nước Pháp thường nghi ngờ tiền của Nga không « sạch » và hậu quả là các đầu tư của Nga tại Pháp bị ngăn cản. Hai nước hiện vẫn duy trì cơ chế xét cấp giấy phép nhập cảnh và dường như cả hai đều không muốn bãi bỏ hàng rào này, cho dù Pháp và Nga có những tuyên bố tỏ thiện ý nhân chuyến công du Matxcơva của Tổng thống François Hollande.

Cách nay một năm, ông Jean Pierre Chevènement được bổ nhiệm làm đặc phái viên của Pháp tại Nga để giải quyết các bất đồng giữa hai nước. 2012 là năm hữu nghị Pháp- Nga, nhưng dân Pháp vẫn có hình ảnh không tốt đẹp về nước Nga. Hơn nữa, tiếng Nga cũng đang bị suy giảm tại Pháp. Tiếng Pháp phát triển tốt hơn tại Nga, nhưng vẫn đứng đằng sau tiếng Anh và Đức ».

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.