Vào nội dung chính
ARMENIA - AZERBAIJAN - TRANH CHẤP

Xung đột biên giới Armenia-Azerbaijan: Nga muốn làm trung gian hòa giải

Từ nhiều ngày nay, đụng độ vũ trang diễn ra tại vùng biên giới hai nước Cộng hòa Liên Xô cũ, Armenia và Azerbaijan. Ít nhất 17 người chết cả hai bên, theo con số chính thức.  Đây là các xung đột bạo lực nhất giữa hai nước kể từ năm 2016. Nga muốn đứng ra làm môi giới hòa giải.

Ảnh minh họa : Tổng thống Putin trong một cuộc họp qua video ngày 13/07/2020.
Ảnh minh họa : Tổng thống Putin trong một cuộc họp qua video ngày 13/07/2020. via REUTERS - SPUTNIK
Quảng cáo

Nguồn gốc của xung đột giữa hai quốc gia vùng Kavkaz là vùng Thượng-Karabakh, một khu vực ly khai khỏi Azerbaijan, nhưng được Armenia ủng hộ. Xung đột diễn ra ròng rã từ những năm 1990 đến nay, đã khiến khoảng 30.000 người chết. Hiện tại, xung đột tạm lắng, sau bốn ngày đụng độ.

Thông tín viên Étienne Bouche tường trình từ Matxcơva :

« Tổng thống Nga đã triệu tập các thành viên Hội Đồng An Ninh vào hôm qua. Trong cuộc họp qua mạng này, ông Vladimir Putin nhấn mạnh ‘‘cần phải khẩn cấp duy trì thỏa thuận ngừng bắn’’ và đề xuất khả năng Nga đứng ra làm môi giới trong hồ sơ này. Cuộc đụng độ là hoàn toàn không cân xứng. Azerbaidjian có tiềm lực quân sự mạnh hơn hẳn và được Thổ Nhĩ Kỳ triệt để hậu thuẫn.

Armenia là quốc gia láng giềng với Nga. Tại Gyumri, thành phố lớn thứ hai của Armenia, có một căn cứ quân sự Nga. Cách đây ít hôm, Erevan đã thông qua chiến lược an ninh quốc gia mới, với rất ít thay đổi, nhằm siết chặt quan hệ với Matxcơva. Tuy nhiên, Nga cũng có quan hệ tốt với Azerbaidjian và không muốn làm bùng lên căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ. Trong bối cảnh này, Matxcơva có ý định một lần nữa đóng vai trò trung gian hòa giải.

Armenia và Azerbaidjan, từ nhiều thập niên nay, đối đầu về quy chế của vùng Thượng Karabakh. Những tranh chấp liên quan đến các đường biên giới thời Liên Xô, sau khi Liên Bang Xô Việt sụp đổ năm 1991 là nguồn gốc của nhiều xung đột lãnh thổ giữa các nước cộng hòa Liên Xô cũ ».

 

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.