Vào nội dung chính
Ý - G20

Hội nghị tài chính G20 tập trung bàn về viện trợ cho các nước nghèo và thuế quốc tế

Sự phối hợp của các biện pháp kích thích kinh tế nhằm chống lại tác động của đại dịch covid-19, viện trợ cho các nước nghèo và thuế quốc tế nên là trọng tâm của một hội nghị qua cầu truyền hình của các nhà tài chính của G20 sẽ gặp nhau vào hôm nay 07/04/2021, dưới sự chủ tọa của Ý.

Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới David Malpass tham dự Hội nghị Bàn tròn 1+6 tại Nhà khách chính phủ Điếu Ngư (Diaoyutai), Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 21/11/2019.
Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới David Malpass tham dự Hội nghị Bàn tròn 1+6 tại Nhà khách chính phủ Điếu Ngư (Diaoyutai), Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 21/11/2019. REUTERS - Florence Lo
Quảng cáo

Cuộc họp qua mạng của các bộ trưởng Tài Chính và chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương từ 20 quốc gia giàu nhất thế giới sẽ diễn ra bên lề cuộc họp mùa xuân của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF và Ngân Hàng Thế Giới tại Washington.

Theo IMF, cho dù có những dấu hiệu phục hồi của  kinh tế toàn cầu, dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 6% vào năm 2021, thì "vẫn là quá sớm để rút lại các biện pháp hỗ trợ" vì "đại dịch vẫn chưa được khống chế" .

Để giảm thiểu tác động của đại dịch đối với các nước nghèo nhất, khối tài chính G20 có thể quyết định gia hạn cho đến cuối năm việc tạm hoãn trả lãi cho các khoản nợ từng được đưa ra vào tháng 4 năm 2020.

Lệnh tạm hoãn này, đã được gia hạn vào tháng 10 cho đến ngày 30 tháng 6 năm 2021, có tác động khá hạn chế, trong chừng mực "các chủ nợ tư nhân không tham gia", theo thông báo của  bộ Kinh tế Pháp hôm qua.

Chỉ có 46 quốc gia, trong số 73 quốc gia đủ điều kiện, đã yêu cầu và được chấp thuận rằng việc trả lãi được hoãn lại, với số tiền là 5,7 tỷ đô la, theo bảng tổng kết  mới nhất. Vào tháng 11, một bước tiến mới đã được thực hiện với việc các bộ trưởng tài chính G20 thông qua một "khuôn khổ chung" để giảm gánh nặng nợ.

Một chủ đề khác trong chương trình nghị sự là đề xuất của bộ trưởng Tài Chính Hoa Kỳ Janet Yellen về việc đàm phán trong G20 một thỏa thuận về mức thuế tối thiểu cho các công ty.

Dự án về mức thuế tối thiểu toàn cầu này, được Tổ Chức Hợp Tác Phát Triển Kinh Tế OCDE ủng hộ từ lâu, và được bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire mô tả là một "cơ hội lịch sử" và "một bước tiến rất lớn" đối với  bộ trưởng Tài Chính Đức Olaf Scholz.

Tại cuộc họp G20 cuối cùng vào tháng 2, Hoa Kỳ đã tuyên bố sẵn sàng ủng hộ một thỏa thuận quốc tế về việc đánh thuế các tập đoàn  kỹ thuật số, có thể diễn ra vào giữa năm 2021.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.