Vào nội dung chính
HOA KỲ - QUÂN SỰ

Drone : Một hiểm họa khó lường cho hải quân Mỹ ?

Năm 2014 và 2015, những thiết bị bay bất thường (AAV – Anomalous Aerial Vehiculebay) xuât hiện trên bầu trời nơi có sự hiện của các tàu hàng không mẫu hạm Mỹ Nimitz et Roosevelt đã khơi dậy trí tò mò của cộng đồng thế giới chuyên nghiên cứu về các vật thể bay lạ (UFO).

Ảnh minh họa: Một chiếc drone của hãng Elistair của Mỹ.
Ảnh minh họa: Một chiếc drone của hãng Elistair của Mỹ. © Elistair via AP
Quảng cáo

Những năm gần đây, hiện tượng này xảy ra nhiều hơn, hải quân Mỹ (US Navy) tỏ ra bất lực trong cuộc chiến chống những cuộc xâm nhập bằng thiết bị bay không người lái trong các cuộc diễn tập quân sự cũng như là trong không phận những cơ sở nhậy cảm.

Tiết lộ

Trang mạng Air&Cosmos của Pháp ngày 09/04/2021, cho biết trong khoảng thời gian 14 - 30/07/2019, nhiều chiếc drone bay phía trên các tầu khu trục hạm của Mỹ trong vòng nhiều phút dài khi các chiến hạm này đang tiến hành tập trận ngoài khơi cách Los Angeles đến 160 km. Từ lâu được giữ bí mật, vụ việc nhậy cảm này đã được nhiều hãng tin Mỹ tiết lộ cách nay hai tuần.

Bất chấp một cuộc điều tra sâu rộng của US Navy, FBI và US Coast Guard (tuần duyên Mỹ), không một thông tin nào có thể được cơ quan tình báo Mỹ cung cấp. Ngày 05/04/2021, lãnh đạo các Chiến dịch Hải quân, đô đốc Michael Gilday tuyên bố cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành nhưng không cho biết thêm một chi tiết nào khác.

Khả năng đánh lạc hướng

Những chiếc drone không thể xác định được có những đặc điểm rất khác thường. Có khả năng hoạt động độc lập cao, nhiều lần, chúng có thể bay gần các tầu chiến Mỹ trong khoảng 90 phút. Một số loại drone hoạt động theo nhóm gồm 6 chiếc bằng cách thích ứng tức thì với những thao tác tránh né của tầu chiến Mỹ, trong đêm tối và cả những lúc thời tiết xấu nhất (tầm nhìn dưới 1.800 mét).   

Một số khác được trang bị đèn chiếu sáng cực mạnh, đã bay thẳng từ đuôi cho đến đầu tầu. Cho dù các thiết bị trinh sát, do thám trên tầu SNOOPIE được kích hoạt, nhưng không một yếu tố nào cho phép thấy rõ bản chất của mối đe dọa này. Hệ thống FLIR và ra-đa được lắp đặt trên tầu dường như cũng không cho phép xác định cả hướng đến lẫn hướng đào thoát. US Navy gạt bỏ ý nghĩ cho rằng đây là một cuộc tập diễn nội bộ hay một thử nghiệm do một cơ quan khác tiến hành. Các kết luận cuối cùng của cuộc điều tra cho đến giờ vẫn được giữ bí mật.

Mối đe dọa thật sự

Trong khoảng 2014-2019, hơn 50 cuộc xâm nhập trên không đã xảy ở những cơ sở nhậy cảm của Mỹ (trung tâm khai thác hạt nhân, các cơ sở quân sự, sân bay, trụ sở cơ quan chính phủ) mà các nhà điều tra đã không thể nào xác định được nguồn gốc.

Hơn 24 vụ trong số này có liên quan đến những cơ sở sản xuất năng lượng (trung tâm khai thác điện, trung tâm khai thác hạt nhân) và trong nhiều trường hợp, là có sử dụng đến các loại máy bay không người lái.

Những vụ xâm nhập này còn được nhận thấy gần đảo San Clemente, nơi trú đóng căn cứ Navy Seals cũng như các cơ sở thử nghiệm sóng âm và tên lửa. Cho dù có nhiều cuộc điều tra tỉ mỉ nhưng vẫn không có kết quả nào được công bố. Nếu như những nghi vấn về những vụ bay đó vẫn là một điều bí ẩn (ai điều khiển và với mục đích gì), sự việc cho thấy rõ những lỗ hổng dường như rất lớn trong hệ thống phòng không và nhất là chống drone của Hoa Kỳ.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.