Vào nội dung chính
BA LAN - BELARUS - DI DÂN

Ba Lan muốn ban hành tình trạng khẩn cấp tại biên giới với Belarus

Theo hãng tin AFP ngày 31/08/2021, chính phủ Ba Lan đã yêu cầu tổng thống ban hành tình trạng khẩn cấp tại biên giới với Belarus, do lo sợ một làn sóng di dân tràn sang nước này và một cuộc tập trận sắp tới của Nga.

Quân đội Ba Lan canh gác một điểm biên giới ở làng Usnarz Gorny, giáp với Belarus, ngày 19/08/2021.
Quân đội Ba Lan canh gác một điểm biên giới ở làng Usnarz Gorny, giáp với Belarus, ngày 19/08/2021. AP - Mateusz Wodziński
Quảng cáo

Thủ tướng Ba Lan Masteusz Morawiecki thông báo với  giới báo chí: « Hôm nay, Hội đồng Bộ trưởng đã  quyết định yêu cầu tổng thống ban hành tình trạng khẩn cấp trong 30 ngày», tại 183 thành phố và làng dọc theo biên giới với Belarus. 

Theo thông báo của chính phủ Ba Lan, khi tình trạng khẩn cấp được ban hành, tất cả các cuộc biểu tình sẽ bị cấm hoàn toàn trong các vùng có liên quan. Tất cả những ai có mặt trong các vùng này đều phải mang theo giấy căn cước và bị cấm mang súng.

Bộ trưởng cũng đưa ra cảnh báo về tình trạng « vô cùng căng thẳng không thể tin được » do quân đội Nga sẽ tiến hành cuộc tập trận Zapad-2021 với khoảng 200.000 binh lính tại Nga và Belarus, trong đó có đến hàng chục nghìn lính Nga thao dượt ở Brest (Belarus) sát biên giới với Ba Lan. 

Theo bộ trưởng Nội Vụ Mariusz Kaminski, từ nhiều tuần qua, chính quyền Minsk đã đưa vào lãnh thổ Belarus hơn 10.000 người tị nạn Irak, rồi đưa họ đến khu vực biên giới với Ba Lan, Litva và Latvia, để họ đi tiếp sang châu Âu. Bộ Nội Vụ báo cáo, chỉ riêng trong tháng Tám đã có khoảng 3.000 người tị nạn toan vượt biên bất hợp pháp từ Belarus sang Ba Lan.

Chính phủ Ba Lan vẫn không khoan nhượng, ngay cả khi Liên Hiệp Quốc, Hội Đồng Châu Âu cũng như Tòa án Nhân quyền Châu Âu kêu gọi các nước đón nhận dân tị nạn từ Afghanistan.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.