Vào nội dung chính
PHÁP - ĐỨC

Học tiếng Pháp tại Đức và tiếng Đức tại Pháp : Giáo viên hai nước thúc đẩy chính phủ nỗ lực hơn

Paris và Berlin hôm nay, 22/01/2023 kỷ niệm 60 năm Hiệp định Elysée, hiệp định cho phép xác lập quan hệ đối tác mật thiết Pháp – Đức. Hiện tại, một trong các thách thức hàng đầu đối với hai quốc gia trụ cột của châu Âu là thúc đẩy trở lại việc học tiếng Pháp và tiếng Đức tại quốc gia láng giềng. Số lượng học sinh học tiếng Đức tại Pháp và tiếng Pháp tại Đức đã sụt giảm đáng kể trong vài thập niên gần đây.

Ảnh minh họa : Quốc kỳ Pháp (P) và quốc kỳ Đức.
Ảnh minh họa : Quốc kỳ Pháp (P) và quốc kỳ Đức. © Shutterstock/Bildagentur Zoonar
Quảng cáo

Tại Đức, tiếng Pháp tiếp tục đứng đầu trong số các ngoại ngữ thứ hai, nhưng chỉ còn 15% sinh viên đại học lựa chọn, so với 20% trong niên khóa 2009-2010. Tại Pháp, tiếng Đức cũng tiếp tục đứng đầu trong số các ngoại ngữ thứ hai, nhưng chỉ có 15% sinh viên chọn so với 23% vào năm 1995.

Các tổ chức giáo viên giảng dạy tiếng Pháp và Đức ở hai nước muốn chính phủ hai nước hợp tác thúc đẩy mạnh mẽ trở lại việc học tiếng của quốc gia láng giềng. Bang Saarland là một vùng đặc biệt tại Đức, nơi có đến một nửa số học sinh lựa chọn tiếng Pháp. Phóng sự của thông tín viên Pascal Thibaut gửi về từ Sarrebruck, thủ phủ bang Saarland :

‘‘Julitte Ring đã phải làm việc gần như suốt ngày thứ Bảy để giám sát kỳ thi Delf, tức chứng chỉ tiếng Pháp. Ngôn ngữ của quốc gia láng giềng vẫn chiếm ưu thế ở đây. Tiếng Pháp thường được học dưới hình thức vui chơi ngay từ cấp tiểu học.Và ngôn ngữ thứ hai là tiếng Anh được học ở trung học, ngay từ lớp đầu tiên để không lãng phí thời gian. Cô Julitte Ring cho biết: ‘‘Một mặt, bang Saarland có lợi thế là ở sát nước Pháp. Saarland là nơi người dân yêu mến nước Pháp do sự gần gũi về mặt lịch sử. Có chính sách để tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ thứ nhất trong nhà trường’’. 

Mọi người đều nói tiếng Anh. Biết thêm một ngôn ngữ khác là một lợi thế. Julitte Ring liệt kê những ví dụ về những học sinh cũ đã được hưởng lợi từ việc này, hoặc ngược lại rơi vào thế bất lợi khi bỏ rơi tiếng Pháp. Ở những nơi khác ở Đức, tiếng Pháp đang suy giảm, nhưng tiếp tục đứng đầu trong số các ‘‘ngôn ngữ thứ hai’’. Trong khi đó ở Pháp, tiếng Đức cũng đang có xu hướng giảm dần để nhường chỗ cho tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, như ‘‘ngôn ngữ thứ hai’’.

Các tổ chức giáo viên ở cả hai quốc gia đã gửi thư ngỏ tới thủ tướng Đức Olaf Scholz và tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Họ yêu cầu phát sóng thường xuyên hơn các bộ phim và âm nhạc từ quốc gia đối tác trên các phương tiện truyền thông, tài trợ cho một chiến dịch quảng bá lớn và một kế hoạch thúc đẩy mạnh mẽ việc học ngôn ngữ của nước láng giềng. Hiện tại, lãnh đạo hai nước, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Đức Olaf Scholz khi nói về việc này, họ sẽ nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh.''

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.