Vào nội dung chính
NATO - THỤY ĐIỂN

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý để Thụy Điển gia nhập NATO

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, tối qua, 10/07/2023, cuối cùng đã chấp nhận để Nghị Viện Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn quyết định liên quan đến việc Thụy Điển gia nhập khối NATO.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (P) và thủ tướng của Thụy Điển, Ulf Kristersson trong cuộc họp báo tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 08/11/2022.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (P) và thủ tướng của Thụy Điển, Ulf Kristersson trong cuộc họp báo tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 08/11/2022. AP - Burhan Ozbilici
Quảng cáo

Sau nhiều giờ thảo luận với tổng thống Recep Tayyip Erdogan và thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson, tại Vilnius, tổng thư ký khối NATO Jens Stoltenberg đã vui mừng tuyên bố với báo chí rằng tổng thống Erdogan đã chấp nhận chuyển tới Quốc Hội Thổ Nhĩ Kỳ, thủ tục gia nhập NATO của Thụy Điển, đồng thời ông hứa sẽ phối hợp sát sao để bảo đảm  Nghị Viện sẽ phê chuẩn. Tổng thư ký khối NATO đánh giá, đây là « bước tiến lịch sử ». Ngay sau đó, tổng thống Mỹ, thủ tướng Anh và ngoại trưởng Pháp đã tỏ vui mừng bước tiến bộ quan trọng trong tiến trình kết nạp Thụy Điển vào NATO. Về phần mình thủ tướng Thụy Điển đánh giá đây là « bước tiến lớn » trên con đường gia nhập NATO.

Trong bối cảnh chiến tranh tại Ukraina, năm ngoái Thụy Điển đã xin gia nhập liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, cùng lúc với Phần Lan. Sự kiện được đánh giá là bước ngoặt trong chính sách an ninh của hai quốc gia Bắc Âu. Tháng 4 vừa qua, Phần Lan được chấp thuận, trong khi đó Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary vì những lý do riêng, vẫn không chấp thuận trường hợp Thụy Điển. Tuần trước Hungary cho biết sẽ không ngăn cản Thụy Điển nữa. Stockholm đã nhiều lần cố gắng để có được kết quả cụ thể về khả năng gia nhập Liên Minh tại thượng đỉnh Vilnius lần này. Như vậy kết của bỏ phiếu phê chuẩn của Nghị Viện Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là yếu tố quyết định.

Thông tín viên RFI Carlotta Morteo ghi nhận tình hình tại Stockholm về cách mà người dân thủ đô Thụy Điển nhìn nhận về tiến trình gia nhập NATO của nước Bắc Âu này. 

"Dân chúng không đến nỗi quá hân hoan, nhưng trong quán bar ở phía nam thủ đô Stockholm này người ta vẫn cụng ly chúc mừng. Một thanh niên nói : « Tôi nghĩ là ở Thụy Điển mọi người đều biết đó chỉ là vấn đề thời gian và  thời điểm đó đã tới. »

Lúc này đã 22 giờ, Julia và người em trai của mình vẫn dán mắt vào chiếc điện thoại của họ. Julia cho biết :

« Tôi vừa được tin và gọi cho bố, mẹ tôi. Tôi rất hài lòng bởi vì từ lâu này Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chặn chúng tôi. Giờ đây, tôi thấy nhẹ người, lý do vì tất cả những gì đang diễn ra ở Ukraina... »

Người em trai của cô nói: « Cùng nhau chúng ta sẽ mạnh hơn, đúng là điều đó tạo cảm giác được an toàn, nhưng với Thụy Điển cũng là thêm trách nhiệm khi có điều gì xảy ra ở châu Âu. »

Cách đó không xa, một nhóm thanh niên lại tỏ ra khó quên chính sách đối ngoại không liên kết của Thụy Điển đã kéo suốt từ 400 năm qua.

Một cô gái nói : « Chúng tôi hơi thất vọng với tin này. Chúng tôi muốn lẽ ra nên có trưng cầu dân ý ».

Một phụ nữ khác nói thêm « Như thế là chiến tranh lạnh đang trở lại. Chúng tôi sẽ tăng cường quân đội của mình, chúng tôi sẽ tốn rất nhiều tiền, rồi chúng tôi rơi vào chiến tranh hoảng loạn »

Bà Marritte,72 tuổi, người gốc Phần Lan nghe mọi người và thở dài, bà nói : « Tôi muốn ở trong NATO hơn. Chúng tôi không có sự lựa chọn. Nga quá hung hăng. Putin, đó là một Hitler mới. »

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.