Vào nội dung chính
KHÔNG GIAN

Trạm Không gian Quốc tế kỉ niệm 25 năm thành lập

Cách đây đúng 25 năm, ngày 20/11/1998, một tên lửa đẩy Proton đã được phóng từ sân bay vũ trụ Baykonur, Kazakhstan, mang theo Zarya, module đầu tiên của Trạm Không gian Quốc tế (ISS). Trong suốt một phần tư thế kỷ, trạm ISS không ngừng được mở rộng, hiện có diện tích tương đương với một sân đá bóng, quay quanh quỹ đạo Trái Đất dài 400 km.

Trạm Không gian Quốc tế (ISS) được chụp bởi các thành viên phi hành đoàn Expedition 56 từ tàu vũ trụ Soyuz, ngày 04/10/2018.
Trạm Không gian Quốc tế (ISS) được chụp bởi các thành viên phi hành đoàn Expedition 56 từ tàu vũ trụ Soyuz, ngày 04/10/2018. REUTERS - HANDOUT
Quảng cáo

Trạm ISS là biểu tượng cho thành công khoa học, một lĩnh vực có được tiếng nói chung hiếm hoi giữa các đại cường. Năm 1993, hai năm sau Liên Xô sụp đổ, Nga và Mỹ đã ký một thỏa thuận đối tác lịch sử : xây dựng một trạm không gian. Sự kiện này biểu tượng cho mối quan hệ mới mà hai nước muốn duy trì.

Theo trang Franceinfo, thực ra Mỹ đã khởi động dự án lập trạm không gian ngay năm 1984. Tổng thống Ronald Reagan muốn các nước đối tác thuộc « thế giới tự do », như châu Âu, Nhật Bản, Canada cùng tham gia. Phía Liên Xô cũng có một chương trình riêng và đã triển khai trạm không gian MIR ngay từ năm 1986.

Sau khi Liên Xô tan rã, Nga trở thành đối tác trong các chương trình hợp tác không gia. Từ module đầu tiên được phóng ngày 20/11/1993, Trạm Không gian Quốc tế hiện có chiều dài 110 mét, rộng 74 mét, nặng hơn 400 tấn và có khoảng 250 phi hành gia từ 20 nước khác nhau đã sống trên trạm ISS.

Tuy nhiên, kể từ khi Nga phát động chiến tranh Ukraina vào tháng 02/2022, hầu hết các chương trình hợp tác khoa học với Nga đã bình đình chỉ. Trạm ISS sẽ ngừng hoạt động vào khoảng năm 2030. Các bộ phận sẽ được tháo dỡ và để cháy trong bầu khí quyển.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.