Vào nội dung chính
EU - TRUNG QUỐC - Y TẾ

Điều tra Trung Quốc cản trở tiếp cận thị trường thiết bị y tế: Bruxelles bị tố "bảo hộ"

Căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Liên Âu lại bùng lên, lần này liên quan đến lĩnh vực dược phẩm, thiết bị y tế. Hôm 24/04/2024, Bắc Kinh tố cáo Liên Hiệp Châu Âu có nhiều « dấu hiệu bảo hộ » doanh nghiệp.

L'accès aux soins de santé n'est pas égal au sein de l'Union européenne.
Ảnh minh họa : Liên Hiệp Châu Âu nghi ngờ Bắc Kinh có chính sách cản trở các doanh nghiệp châu Âu tiếp cận thị trường Trung Quốc một cách công bằng. RFI/Anthony Terrade
Quảng cáo

Theo AFP, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Vương Văn Bân (Wang Wenbin) khẳng định « Liên Âu thường xuyên sử dụng các công cụ thương mại và các biện pháp hỗ trợ thương mại », nhưng những biện pháp này chỉ càng cho thấy Bruxelle đang đánh « tín hiệu bảo hộ » doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các công ty Trung Quốc và « làm tổn hại đến hình ảnh của Liên Âu ».

Phát biểu của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc được đưa ra ngay sau khi Ủy Ban Châu Âu hôm 24/04 thông báo mở một cuộc điều tra về các dự án công Trung Quốc trong lĩnh vực thiết bị y tế và dược phẩm. Liên Âu nghi ngờ Bắc Kinh có những chính sách cản trở doanh nghiệp châu Âu tiếp cận thị trường Trung Quốc một cách công bằng.

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet cho biết thêm :

« Đây là một lĩnh vực khá rộng mà Ủy Ban Châu Âu gọi là lĩnh vực « thiết bị y tế ». Lĩnh vực này có thể bao gồm từ khẩu trang, bơm tiêm, máy chụp chiếu, cho đến dược phẩm. Đây mới chỉ là một vài sản phẩm trong sanh sách rất dài. Ủy Ban Châu Âu chính thức bắt đầu giai đoạn dài 9-14 tháng mà họ dự tính thảo luận với chính quyền Trung Quốc cũng như các công ty châu Âu hoạt động trong lĩnh vực này.

Liên Âu ngày càng nhận thấy nhiều rào cản hoặc biện pháp phân biệt đối xử nhắm vào các sản phẩm của châu Âu trên thị trường Trung Quốc. Điểm mấu chốt liên quan đến cách gọi thầu : Một mặt, các dự án công rất lớn đòi hỏi phải đưa ra mức giá thấp bất thường và dường như thấp hơn so với giá thị trường. Mặt khác, các dự án này quy định phải mua hơn 70% sản phẩm Trung Quốc.

Hồi năm ngoái, một công cụ pháp lý mới cho các cuộc gọi thầu quốc tế đã được Liên Âu thông qua và đây là lần đầu tiên công cụ này được Liên Âu sử dụng. Nếu các hành vi cản trở khả năng tiếp cận thị trường của các công ty châu Âu được chứng minh và Trung Quốc không điều chỉnh, các nước Liên Âu có thể sẽ áp dụng các biện pháp đáp trả ngăn chận các công ty Trung Quốc tham gia đấu thầu ở Liên Âu »

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.