Vào nội dung chính
CÔTE D'IVOIRE-

Kết quả bầu cử tổng thống ở xứ Bờ Biển Ngà bị quốc tế hóa.

Từ sau cuộc bầu cử tổng thống 28/11/2010, xứ Bờ Biển Ngà Côte d’Ivoire có hai vị tổng thống. Người mãn nhiệm Laurent Gbagbo thuộc cánh miền Nam, bị thất cử nhưng không nhượng quyền cho lãnh đạo đối lập Alassane Ouattara cánh miền Bắc, xuất thân từ hàng ngũ nổi loạn. Cả hai đều tuyên thệ nhậm chức tổng thống, thành lập nội các. Tình hình căng thẳng đến cùng cực khiến quốc tế phải can thiệp. Sau nỗ lực hòa giải bất thành của cựu tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki, ngày mai đến lược Cộng Đồng kinh tế các nước Tây Phi họp thượng đỉnh.

Lính mũ xanh Liên Hiệp Quốc canh gác trước tổng hành dinh mới của Alassane Ouattara, ngày 03/12/2010
Lính mũ xanh Liên Hiệp Quốc canh gác trước tổng hành dinh mới của Alassane Ouattara, ngày 03/12/2010 Reuters
Quảng cáo

Từ sau bầu cử 28/11 xung đột giửa hai phe Gbagbo và Ouattara đã làm cho 40 người chết. Tình hình căng thẳng thêm từ khi Ủy ban bầu cử độc lập công bố kết quả vòng hai, ứng cử viên đối lập Alassane Ouattara đắc cử với 54% phiếu. Thế nhưng, tổng thống mãn nhiệm Laurent Gbagbo tảng lờ và giao cho Viện bảo hiến gồm các thẩm phán do ông bổ nhiệm, tuyên bố kết quả ngược lại đắc cử với tỷ lệ 51%.
Cộng đồng quôc tế từ Liên Hiệp Quốc đến Liên Hiệp Châu Âu , Liên Hiệp Phi Châu và Cộng Đồng các quốc gia Tây Phi, kêu gọi tổng thống mãn nhiệm xứ Bờ Biển Ngà chấp nhận kết quả bầu cử do Ủy ban bầu cử độc lập công bố.
Gbagbo vẫn bất chấp và tuyên thệ tái nhậm chức.
Cùng lúc đó trong một khách sạn sang trọng không xa thủ đô Abidjan, lãnh đạo đối lập cũng tuyên thệ nhậm chức và thành lập nội các mà đứng đầu là đương kim thủ tướng Guilliaum Soro.
Tổng thống Pháp, rồi Tổng thống Mỹ đã chính thức công nhận và chúc mừng tổng thống tân cử Alassane Ouattara.
Được quốc tế hậu thuẩn và công nhận, lãnh đạo đối lập liên tiếp đưa ra những lời mời hòa giải, hứa hẹn sẽ thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc nếu tổng thống mãn nhiệm ra đi trong ôn hòa.
Theo báo chí tại đại phương thì ngoài một số thế lực kinh tế nội địa, ông Gbagbo còn được Trung Quốc hậu thuẩn.
Là một quốc gia nghèo nhưng có nhiều dầu hỏa, xứ Bờ Biển Ngà đang đứng trước nguy cơ nội chiến nếu tiến trình dân chủ bị gảy đổ.
Liên Hiệp Quốc đã cho di tản các nhân viên « không cần thiết » qua Gambi . Paris ra lệnh cho kiều dân Pháp tránh ra đường.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.