Vào nội dung chính
CHÂU ÂU-BRICS

BRICS bàn về khả năng hỗ trợ châu Âu giải quyết khủng hoảng nợ

Tại Washington chiều nay, bộ trưởng Tài chính nhóm 5 nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi gọi tắt là BRICS họp bàn về khả năng mua lại nợ công châu Âu để hỗ trợ khối euro. Sáng kiến này của Brazil chưa đủ sức thuyết phục 4 thành viên còn lại trong nhóm.

Ngân hàng Trung ương châu Âu tại Frankfourt
Ngân hàng Trung ương châu Âu tại Frankfourt Reuters / Alex Grimm
Quảng cáo

Đặc phái viên RFI, Daniel Vallot từ Washington gửi về bài tường trình :

" Cuộc họp chiều nay sẽ là một trong những trọng tâm của hàng loạt các cuộc họp trong mùa thu này. Các nền kinh tế đang trỗi dậy thuộc nhóm BRICS, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi liệu sẽ quyết định ra sao về vấn đề nợ công của khối euro .

Brazil đề nghị bằng cách trực tiếp  thảo luận với các đối tác trong khối để mua lại một số công trái của các nước trong khối sử dụng đồng euro. Đây là hình thức để giúp khối này thoát khỏi khủng hoảng hiện nay. Tuy nhiên sáng kiến này của Brazil không dễ thuyết phục được 4 thành viên còn lại trong khối.

Bộ trưởng Tài chính Nam Phi, ông Pravin Gordhan khi phát biểu trên hồ sơ này đã tỏ thái độ hết sức dè dặt. Ông tuyên bố : « Các thành viên của nhóm BRICS sẽ cân nhắc về khả năng hỗ trợ châu Âu. Trong số các nền kinh tế đang trỗi dậy, những ai có phương tiện, có lẽ nên can thiệp vào vấn đề này. Riêng Nam Phi, với tư cách là một nền kinh tế đang vươn lên và là một thành viên trong nhóm BRICS, thì chủ trương tìm ra một giải pháp toàn diện để hướng tới một tình thế ổn định hơn »

Để thuyết phục các thành viên còn lại, Brazil khai thác lập luận cho rằng khủng hoảng châu Âu có nguy cơ lạn rộng sang các khu vực khác và khu vực đồng euro lâm nạn cũng sẽ là một hiểm họa cho kinh tế toàn cầu. Đây cũng chính là quan điểm từng được Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế nêu lên. Do vậy theo Brazil, hỗ trợ khối euro vào thời điểm này giúp bảo đảm cho ổn định kinh tế, về lao động và xuất khẩu của bản thân các nước đang trỗi dậy.

Bên cạnh đó có một lập luận khác có trọng lượng không kém đó là qua việc hỗ trợ châu Âu, các nền kinh tế đang trỗi dậy sẽ có một tiếng nói quan trọng hơn trên sân khấu quốc tế và qua đó là để chiếm được những vị trí quan trọng hơn trong các định chế đa quốc gia, kể cả đối với Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.