Vào nội dung chính
SLOVAKIA

Quốc hội Slovakia bác bỏ dự án mở rộng Quỹ bình ổn tài chính châu Âu

Slovakia là nước cuối cùng phải cho biết có đồng ý hay không việc nâng mức vốn cho Quỹ bình ổn tài chính, một việc làm đang rất khẩn thiết cho việc cứu giúp khu vực đồng euro. Nhưng cuối cùng tối qua, Quốc hội Slovakia đã bắc bỏ dự án đã được 16 nước thành viên nhất trí ủng hộ.

Phiên họp Quốc hội  Slovakia, ngày 11/10/2011, không tán đồng nâng vốn Quỹ bnìh ổn tài chính châu Âu. 2011.
Phiên họp Quốc hội Slovakia, ngày 11/10/2011, không tán đồng nâng vốn Quỹ bnìh ổn tài chính châu Âu. 2011. Reuters
Quảng cáo

Trước mắt dự án nâng vốn cho quỹ tạm thời bị bế tắc, tuy nhiên các nước trong khối euro vẫn hy vọng vào cuộc bỏ phiếu lần thứ hai, khi mà nội tình chính trị của Bratislava được giải quyết êm thấm vào cuối tuần này.

Từ Bruxelles, thông tín viên Quentin Dickinson cho biết thêm thông tin :

" Rõ ràng là sáng nay dự án về Quỹ bình ổn tài chính của châu Âu, đang rất cấp bách để ổn định thị trường tài chính, đã bị ách lại tại Bratislava. Bởi vì quỹ này chỉ có thể hình thành với điều kiện mỗi thành viên trong số 17 nước của khu vực đồng euro phê chuẩn thành lập như đã đề nghị. Đến sáng ngày hôm qua dự án này chỉ còn thiếu chữ ký của Slovakia, thế nhưng sau một cuộc chạy đua với thời gian trong gần 10 giờ tranh luận , Quốc hội Slovakia đã bác bỏ việc thành lập quỹ, đồng thời cũng bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ liên minh với 55 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 60 người vắng mặt.

Dù sao thì Quỹ bình ổn châu Âu chưa chết, phe Dân chủ đối lập có chủ trương chia rẽ liên minh cầm quyền, giờ đây lại ủng hộ việc thành lập Quỹ. Đảng này có thể sẽ bỏ phiếu cho chính phủ tại lần bỏ phiếu thứ hai dự kiến vào cuối tuần này, với điều kiện thực hiện cuộc bầu cử quốc hội trước thời hạn như đã hứa.

Thực tế diễn ra ở Slovakia một lần nữa cho thấy nguy cơ cố hữu của một hệ thống dựa trên quyền phủ quyết của mỗi thành viên trong khối euro, mà cụ thể ở đây là trường hợp của 21 nghị sĩ của một đảng dân túy chiếm thiểu số trong một nước chỉ có 5 triệu rưỡi dân thôi mà cũng có thể làm kẹt lại, dù là tạm thời, một thỏa thuận được 16 nước khác nhất trí. "

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.