Vào nội dung chính
NATO - QUÂN SỰ

NATO lập « lực lượng phản ứng cực nhanh » tại Đông Âu

Hôm nay 05/09/2014, trong cuộc họp tại New Port, Anh Quốc, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương thông báo quyết định thành lập « lực lượng phản ứng cực nhanh » để bảo vệ biên giới phía đông châu Âu trước đe dọa từ Nga. Quyết định của NATO được loan báo trong bối cảnh các thủ đô Đông Âu, như các nước Baltic, Ba Lan, lo sợ Nga thừa thắng tại miền đông Ukraina đe dọa an ninh và toàn vẹn lãnh thổ.

Các lãnh đạo NATO đang theo dõi cuộc biểu diễn của Không quân tại Newport, xứ Wales ngày 05/09/2014.
Các lãnh đạo NATO đang theo dõi cuộc biểu diễn của Không quân tại Newport, xứ Wales ngày 05/09/2014. REUTERS/Andrew Winning
Quảng cáo

Các thành viên NATO đã quyết định thành lập một lực lượng phản ứng « cực nhanh », có thể triển khai trong vài ngày, để đáp ứng lại một cuộc khủng hoảng, và duy trì « hiện diện liên tục » tại biên giới phía đông của Châu Âu. Trên đây là tuyên bố của Tổng thư ký Nato Anders Fogh Rassmussen. Với quyết định này, NATO hy vọng gửi « một thông điệp rõ ràng » tới Matxcơva. 

Việc xây dựng lực lượng « cực nhanh » nằm trong chương trình « Readiness action plan » nhằm thay thế cho lực lượng phản ứng nhanh mà NATO đang có, vốn cần nhiều tuần lễ mới có thể triển khai được, để đối phó với khả năng triển khai quân đội rất nhanh chóng mà Nga vừa chứng tỏ trong một số can thiệp tại Ukraina mới đây (với khả năng huy động 15.000 quân trong vòng 2 ngày, không cần báo trước). 

Việc cho ra đời lực lượng phản ứng cực nhanh sẽ chỉ hoàn tất trước cuối năm nay. Hôm nay, Anh Quốc cam kết đóng góp 3.500 binh sĩ cho lực lượng này. Ba Lan và Rumani có ý định tiếp nhận « các cơ sở » phục vụ cho lực lượng này. 

Lãnh đạo Nato tránh không dùng từ « căn cứ quân sự » để tránh làm Nga tức giận. Năm 1997, Nga và NATO ký « Hiệp ước nền tảng », theo đó liên quân Nato cam kết không thành lập « căn cứ quân sự » tại các nước thuộc Hiệp ước Vacxava cũ. 

Liên quan đến khả năng mở rộng NATO, Tổng thư ký Anders Fogh Rasmussen tuyên bố « không có nước bên ngoài nào có quyền phủ quyết những vấn đề liên quan đến việc mở rộng NATO ». 28 quốc gia thành viên của khối đã đồng thuận về các biện pháp giúp Gruzia tăng cường khả năng quốc phòng và tạo điều kiện để Gruzia gia nhập NATO. 

Việc thành lập lực lượng phản ứng cực nhanh của NATO cũng cho phép liên minh đối mặt với các đe dọa từ phía đông nam, trước hiểm họa từ phía Nhà nước Hồi giáo.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.