Vào nội dung chính
KINH TẾ

Ebola và tăng trưởng kinh tế t uể oải : hai hồ sơ chính của IMF và WB

Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và Ngân Hàng Thế Giới (WB) khai mạc khóa họp mùa xuân ngày 16/04/2015 tại Washington. Sự tăng trưởng uể oải của kinh tế thế giới, đe dọa Hy Lạp mất khả năng thanh toán và dịch bệnh Ebola là những hồ sơ chính được các bên thảo luận.

Hội nghị mùa xuân của IMF và World Bank tại Washington, 16/04/2015. Trong ảnh, Tổng giám đốc IMF Christian Lagarde (P), Thống đốc Ngân hàng Peru (thứ hai trái qua)...
Hội nghị mùa xuân của IMF và World Bank tại Washington, 16/04/2015. Trong ảnh, Tổng giám đốc IMF Christian Lagarde (P), Thống đốc Ngân hàng Peru (thứ hai trái qua)... REUTERS/Mike Theiler
Quảng cáo

Về tình hình kinh tế chung toàn cầu tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế bà Christine Lagarde đã nói tới một sự tăng trưởng « vẫn còn tồi tệ » và một tỷ lệ tăng trưởng chưa đủ mạnh. Báo cáo mới nhất của IMF dự phóng tăng trưởng của toàn cầu cho năm nay sẽ đạt 3,5 % và 3,8 % cho tài khóa 2016. Tuy nhiên theo cơ quan này, đà vươn dậy của nền kinh tế Mỹ đã không được như mong đợi. Khu vực đồng euro thì vẫn còn trong giai đoạn phục hồi, Trung Quốc thì đang bị chựng lại. Brazil thì đang điêu đứng, Nga thì rơi vào suy thoái. Nói cách khác Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đánh giá khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới năm 2008 vẫn còn để lại « dư âm ». Cộng thêm vào đó, dầu hỏa bị mất giá gây nhiều khó khăn cho các quốc gia sản xuất và xuất khẩu vàng đen.

Nhìn đến hồ sơ Hy Lạp, IMF lo rằng « rủi ro » quốc gia này mất khả năng thanh toán vẫn còn nguyên vẹn. Cũng Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế cho rằng một yếu tố khác đe dọa kinh tế toàn cầu : dịch bệnh Ebola. Tại cuộc họp lần này ở Washington, IMF và Ngân Hàng Thế Giới sẽ phải thảo luận về mối đe dọa y tế xuất phát từ ba nước châu Phi là Guinea, Liberia và Sierra Leone. Các bên sẽ phải thảo luận về những phương tiện tài chính để giúp đỡ các quốc gia liên quan khoanh vùng và bài trừ triệt để bệnh sốt xuất huyết nói trên. Về phần mình tổ chức nhân đạo Oxfam kêu gọi Ngân Hàng Thế Giới huy động 1,7 tỷ đô la để giúp đỡ các quốc gia đang phải đương đầu với dịch bệnh, đặc biệt là nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng y tế.

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.