Vào nội dung chính
CHÂU ÂU - KHỦNG BỐ

Liên Hiệp Châu Âu tận diệt nguồn tài chính của các nhóm khủng bố

Trong mắt Ủy Ban Châu Âu, các hoạt động buôn bán cổ vật đánh cắp từ các khu thành cổ ở Syria và Irak là nguồn thu nhập quan trong của các tổ chức khủng bố. Mở chiến dịch tấn công vào các nguồn tài chính của các nhóm thánh chiến Hồi Giáo cũng là một phương tiện để tiêu diệt khủng bố. Vì thế, Ủy Ban Châu Âu ngày 13/07/2017 mở một mặt trận mới : tăng cường kiểm soát các hoạt động mua bán cổ vật.

Sau khi chiếm thành cổ Palmyra, Syria, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo đã cướp nhiều cổ vật có giá trị.
Sau khi chiếm thành cổ Palmyra, Syria, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo đã cướp nhiều cổ vật có giá trị. REUTERS/Omar Sanadiki/File Photo
Quảng cáo

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet giải thích thêm :

"Trên bình diện quốc tế, các dịch vụ mua bán trái phép những sản phẩm văn hóa đem lại doanh thu ước tính có thể lên tới 6 tỷ euro hàng năm, tính một cách rộng rãi. Đây là một thách thức lớn đối với 120.000 nhân viên hải quan của châu Âu.

Ông Pierre Moscovici, ủy viên đặc trách các hồ sơ kinh tế của Liên Hiệp Châu Âu - trong đó có cả vế thuế quan, cho rằng các dịch vụ mua bán trái phép đồ cổ là “một loại vũ khí lý tưởng đối với các nhóm khủng bố. Các vụ đánh cắp cổ vật tại nhiều thành phố cổ cho thấy các nhóm này không hề có giới hạn trong việc tàn phá các di sản vô cùng quý giá của nhân loại. Thế nhưng, bên cạnh những hình ảnh khiến công luận phải rúng động, các nhóm khủng bố hoàn toàn biết được giá trị của những báu vật, những pho tượng, những bức tranh tường mà họ đánh cắp. Châu Âu có nghĩa vụ bảo vệ những di sản đó, đó là di sản chung của nhân loại”.

Ủy ban Châu Âu đề nghị, chẳng hạn với tất cả những cổ vật hơn 250 tuổi, phải khai báo rõ ràng, đính kèm theo ảnh, mỗi khi một chúng được chuyển qua biên giới. Riêng với một số sản phẩm có giá trị lớn như đồ khảo cổ, sách hay tài liệu cổ xưa, thì cần phải có thêm giấy phép của một trong những nước thành viên châu Âu để mặt hàng đó được mang vào châu lục này, và thêm vào đó là bằng chứng cho thấy vật thể đó được xuất khẩu một cách hợp pháp".

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.