Vào nội dung chính
THỤY ĐIỂN - CHÂU ÂU - TÒA ÁN

Châu Âu họp bàn về việc lập tòa quốc tế xét xử khủng bố tại Syria, Irak

Hôm nay 03/06/2019, nhiều nước châu Âu cử đại diện tham gia cuộc họp tại Stockholm, Thụy Điển, để bàn về việc lập tòa án quốc tế xét xử những người dân của các nước châu Âu đã sang Syria hoặc Irak gia nhập tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo và tham gia khủng bố, trước khi những người này được đưa trở về nước.

Djamila Boutoutaou, thánh chiến người Pháp, tại tòa án hình sự Bagdad, Irak, ngày 17/04/2018
Djamila Boutoutaou, thánh chiến người Pháp, tại tòa án hình sự Bagdad, Irak, ngày 17/04/2018 Ammar Karim / AFP
Quảng cáo

Từ Stockholm, thông tín viên RFI Frédéric Faux giải thích :

« Đại diện của khoảng 15 nước, trong đó có Pháp, Đức và tất cả các nước Bắc Âu, hôm nay tập trung tại Stockholm để bàn luận về việc thành lập một tòa án hoặc một cơ chế hợp pháp cho phép xét xử tại chỗ những kẻ khủng bố thuộc tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo Daech tại Syria hoặc Irak.

Cuộc họp đầu tiên này được tổ chức theo sáng kiến của Mikael Damberg, bộ trưởng Nội Vụ Thụy Điển. Quan chức này đã đến nhiều quốc gia châu Âu để bàn bạc với nhà chức trách các nước về vấn đề này. Theo bộ trưởng Mikael Damberg, rất nhiều nghi phạm có thể sẽ bị xét xử và kết án nếu một tòa án như vậy được thành lập tại khu vực trước đây là căn cứ địa của thánh chiến Hồi Giáo, nơi gần các nhân chứng và bằng chứng nhất.

Tại Thụy Điển, trong số 300 người đã sang Irak và Syria thì có 150 người đã trở về nước, nhưng theo pháp luật hiện hành, đa số những người này không thể bị xét xử trong nước. Giải pháp thành lập một tòa án quốc tế cũng thu hút sự quan tâm của chính quyền nhiều nước châu Âu có các phần tử cực đoan tham gia khủng bố nhưng hiện giờ vẫn bị giam giữ tại các trại do lực lượng Kurdistan cai quản ».

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.