Vào nội dung chính
Tạp chí thể thao

Asiad 17 : Thể thao Việt Nam chuyển biến chưa đủ để bứt phá

Đăng ngày:

Trước ngày lên đường đi Incheon, đoàn thể thao Việt Nam đề ra chi tiêu đạt từ 2 đến 3 huy chương vàng và đứng trong tốp 20. Nhưng cuối cùng nhiệm vụ đề ra đã không hoàn thành. Việt Nam xếp thứ 21 toàn đoàn với 36 huy chương trong đó chỉ có 1 Vàng, 10 Bạc và 25 Đồng. Giới chuyên gia vẫn ghi nhận sự chuyển hướng tích cực của Thể thao Việt Nam nhưng chưa đủ thời gian cho một sự đột phá.

Đoàn thể thao Việt Nam tham dự Asiad 17 đã  tiến bộ nhưng chưa có đột phá.
Đoàn thể thao Việt Nam tham dự Asiad 17 đã tiến bộ nhưng chưa có đột phá. REUTERS/Issei Kato
Quảng cáo

Mặc dù dư luận báo chí thể thao tại Việt Nam nói đến một sự thất bại của đoàn thể thao Việt Nam tại sân chơi châu lục Incheon 2014, nhưng theo chuyên gia thể thao thành tích cao Nguyễn Hồng Minh, thì những tấm huy chương quý giá mà các vận động viên Việt Nam giành được ở các môn trong hệ thống thi đấu chính thức Olympic đã cho phép thể thao Việt Nam tiếp cận với trình độ sân chơi châu lục và đó là dấu hiệu chuyển biến tích cực đầu tiên từ sự thay định hướng phát triển thể thao thành tích cao tại Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn Thể thao Chủ nhật, ông Hồng Minh nhận định về kết quả của đoàn Việt Nam tại Asiad 17 :

11:01

Chuyên gia Hồng Minh - Hà Nội

 

 

 

 

Asiad 17 : Kỳ đại hội thể thao nhiều sự cố

Hôm qua 04/10/2014, Asiad 17 đã khép lại 15 ngày tranh tài của 9500 vận động viên đến từ 45 nước và vùng lãnh thổ trong khu vực. Trật tự xếp hạng hầu không có đột biến, ngôi đầu bảng thuộc về Trung Quốc với thành tích giành 343 huy chương gồm 151 huy Vàng, 109 Bạc và 83 Đồng. Các vận động viên chủ nhà Hàn Quốc về nhì với thành tích 79 huy chương vàng, 71 huy chương bạc và 84 đồng.

Tại Incheon, các cuộc so tài đã diễn ra quyết liệt, nhiều kỷ lục đã bị phá. Điều này chứng tỏ Asiad là một đấu trường cạnh tranh khốc liệt và trình độ ngày càng cao. Tuy nhiên bên cạnh sức hấp dẫn của các cuộc so tài, ngày hội thể thao Asiad 17 trở nên u ám bởi những phát hiện hàng loạt trường hợp dùng doping, những chuyên tranh cãi bên lề mang màu sắc chính trị.

Có thể nói một bất ngờ không diễn ra trên sân đấu mà là trên khán đài sân vận động Incheon trong buổi lễ bế mạc Asiad ngày hôm qua (04/10/2014), đó là sự có mặt của nhân vật số hai chế độ Bình Nhưỡng, ông Hwang Pyong-so bên cạnh Thủ tướng Hàn Quốc Jung Hong-won. Đây là lần đầu tiên một phái đoàn quan chức cao cấp nhất của Bắc Triều Tiên có mặt ở Hàn Quốc để dự lễn bế mạc Asiad. Thể thao có khi lại là cái cớ tốt để hai người anh em thù nghịch nhau hơn nửa thế kỷ nay xích lại gần nhau chăng ?

Ngược lại hai tuần thi đấu tại Incheon. Khó có thể nói Asiad 17 đã thành công sau một loạt những vụ phát hiện sử dụng doping. Tổng số Ủy ban Olympic châu Á (AOC) đã kỷ luật 6 vận động viên dùng doping, trong đó có việc truất 2 huy chương vàng của nữ vận động viên Trung Quốc Trương Văn Tú ( Zhang Wenxiu) môn ném tạ xích và nữ vận đông viên Malaysia Tai Cheau Xuen ở môn Wushu. Trước đó Ủy ban Olympic châu Á cũng đã quyết định đuổi về nước các vận động viên Karaté người Syria, nâng tạ người Iran, một cầu thủ bóng đá Tadjikistan và một nữ vận động viên bóng mềm người Cam Bốt vì dính doping.

Các vụ lộ xộn khác cũng không hiếm bên lề sân đấu, có thể nêu ra trường hợp vận động viên bơi lội Trung Quốc Tôn Dương ( Sun Yang), hai lần vô địch Olympic Luân Đôn, đã gây sự cố ngoại giao khi lên tiếng chê quốc ca Nhật Bản « dở ẹc ». Sau đó nhà vô địch Olympic này đã phải lên tiếng xin lỗi về phát biểu của mình.
Không chỉ trong giới vận động viên mà cả các nhà tổ chức cũng không ít sự cố. Đó là vụ ban tổ chức yêu cầu tuyển thủ nữ bóng rổ Qatar phải cởi khăn choàng khi thi đấu. Kết quả là đội Qatar bỏ thi đấu về nước cùng với những phản đối gay gắt.

Một điểm chú ý nữa của Asiad lần này đó là các sân vận động trống vắng. Người ta có thể đếm ngay được số lượng khán giả đến sân theo dõi các trận bóng đá ở Asiad. Các môn thi đấu khác không hề thu hút kín khán giả đến trực tiếp theo dõi.Phương tiện giao thông được đầu tư hàng trăm triệu đô la nhưng vẫn thiếu khiến du khách và ngay cả vận động viên di chuyển cũng gặp khó khăn. Thậm chí thậm chí các bể bơi thi đấu còn thiếu cả nước ấm.

Chuyện trọng tài cũng xảy ra không ít lùm xùm. Các trọng tài đã bị tố cáo đã nhiều lần chấm điểm thiên vị cho các võ sĩ quyền anh của nước chủ nhà trong nhiều trận rõ rệt. Điển hình là vụ võ sĩ quyền anh Ấn Độ Sarita Devi đã mang huy chương đồng trao cho anh đeo vào cổ sĩ Hàn Quốc được nhận huy chương bạc, người mà theo võ sĩ Ấn Độ đã không xứng nhận huy chương bạc.

Tuy có nhiều chuyện lùm xùm nhưng đứng về khía cạnh chuyên môn thể thao thuần túy, Asiad 17 đã ghi nhận được nhiều dấu hiệu tích cực về thành tích thi đấu của các vận động viên. Đáng chí ý có nữ võ sĩ quyền anh Ấn Độ Mary Kom, năm lần vô địch thế giới lần này đã giành huy chương vàng ở hạng cân dưới 51 kg sau khi mới sinh con thứ 3.

Ở môn cử tạ, các vận động viên Bắc Triều Tiên đã khiến cả đại hội phải kinh ngạc vì thành tích phá 5 kỷ lục thế giới. Đoàn Bắc Triều Tiên cũng ghi dấu ấn ở môn bóng đá với đội tuyển nữ giành huy chương vàng và đội nam chỉ chịu thua người bà con Nam Hàn 1-0 ở chung kết trong một trận quyết chiến phải kéo dài thêm hiệp phụ.

Kình ngư Nhật Bản Kosuke Hagino, được trao danh hiệu vận động viên xuất sắc nhất Asiad 17, đã thu 7 bộ huy chương trong đó có 4 Vàng.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.